CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

Bỏ thung lũng Silicon về làm xe máy điện

04/10/2021 Quan tri

Bỏ thung lũng Silicon về làm xe máy điện

Ấp ủ làm xe máy của kỹ sư phần mềm

Nếu không để ý kỹ tấm biển nhỏ lắp trên số nhà 23 Nguyễn Thái Học (quận Hải Châu, TTP Đà Nẵng), ít ai có thể biết rằng, 3 tầng dưới của Thương xá Chợ Hàn lại là một nhà máy sản xuất xe máy điện chuẩn quốc tế mang tên Dat Bike. Trong “đại bản doanh” rộng chừng 2.700m2, thi thoảng lại có đôi ba du khách đi tắt ngang qua để tạt sang chợ Hàn, 6 chàng “lính ngự lâm” ngày ngày cặm cụi thảo luận, chỉnh sửa để nâng cấp đứa con tinh thần mang tên Weaver - chiếc xe máy điện đầu tiên cộp mác “made in Đà Nẵng”.

Ông chủ của Dat Bike không phải là cái tên xa lạ với nhiều người dân Đà Nẵng. Hơn 10 năm trước, cậu học trò Nguyễn Bá Cảnh Sơn - lớp chuyên Toán tin của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đã làm nức lòng người dân Đà Nẵng với tấm huy chương bạc Olympic Tin học quốc tế năm 2008 tại Ai Cập. Hơn 10 năm sau, cậu học trò nhỏ giờ đã là thạc sĩ khoa học máy tính của ĐH Illinois (Mỹ), lặng thầm cần mẫn với ước mơ xây dựng thương hiệu xe điện của người Đà Nẵng.

Vốn sinh ra và lớn lên bên dòng sông Hàn, Đà Nẵng trong kí ức của Nguyễn Bá Cảnh Sơn là những buổi đạp xe thong dong đến trường hay chiều mát ra bờ sông hóng gió. “Ngày đó, Đà Nẵng không nhiều xe cộ, không khí cũng trong lành, thoải mái. Sau này, khi đi du học, mỗi lần trở về, mình lại thấy Đà Nẵng ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Nhưng đi kèm với đó là lượng xe máy ngày càng nhiều, tiếng ồn ngày càng lớn và ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Mọi người ra đường ai cũng phải bịt kín từ đầu đến chân”, Sơn kể.

Những điều đó khiến Sơn trăn trở, khi trở về Mỹ, những băn khoăn cứ quấn lấy chàng kỹ sư phần mềm. “Mình tự nghĩ việc làm cho trang web chạy nhanh hơn hay hệ thống xử lý dữ liệu nhiều hơn liệu có thực sự quan trọng hay không khi mà nhu cầu quan trọng nhất trong cuộc sống đó là hít thở thì ba mẹ, người thân và bạn bè ở quê nhà vẫn chưa được đáp ứng”, Sơn nhớ lại. Nghĩ là làm, Sơn quyết định xin nghỉ việc và bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng về chiếc xe đạp điện thân thiện với môi trường.

Bỏ thung lũng Silicon về làm xe máy điện ảnh 1

Chiếc xe máy điện Weaver, sản phẩm thương mại đầu tiên của Dat Bike băng băng trên các cung đường ở núi Sơn Trà, đèo Hải Vân. Ảnh: NVCC

 

Bỏ thung lũng Silicon về làm xe máy điện ảnh 2

Nguyễn Bá Cảnh Sơn cùng các cộng sự thảo luận cải tiến thiết kế và động cơ xe. Ảnh: Giang Thanh

Tuy nhiên, dù có là một cậu học sinh giỏi quốc tế, nhưng việc “bẻ lái” từ một kỹ sư phần mềm sang hẳn chuyên ngành cơ khí chế tạo máy cũng không phải dễ dàng. Việc đầu tiên để hiện thực hóa ý tưởng của Sơn đó là học. “Những tháng đầu tiên, mình dành thời gian để học tất cả mọi thứ về sản xuất xe điện. Từ học hàn, học vẽ, học gia công cơ khí, học điện tử, học công nghệ pin và cả học may để may yên xe”, Sơn chia sẻ.

Nỗ lực nhiều tháng trời, Sơn cho ra bản vẽ mẫu đầu tiên và nhận được lời khuyên của nhiều bạn bè: “Thôi, mày quay lại làm phần mềm đi”. Không nản chí, Sơn vẫn tiếp tục chỉnh sửa bản vẽ theo góp ý, phản hồi của bạn bè. Đến bản vẽ thứ 3, khi đăng lên mạng xã hội thì có nhiều người vào hỏi để đặt làm. Nhờ vậy, Sơn mới dần thấy yên tâm với bản mẫu của mình. Sau khi hoàn thành ý tưởng thì đến khâu gọi vốn. Sơn chạy mẫu xe của mình đi khắp nơi, tận dụng các mối quan hệ để giới thiệu xe và tìm kiếm đầu tư.

 “Nhà máy” chuẩn quốc tế bên sông Hàn

Mất gần 1 năm trời để hiện thực hóa ý tưởng và tìm kiếm đầu tư, bản vẽ mẫu xe máy điện đầu tiên của người Đà Nẵng theo chân Sơn từ California về căn xưởng nhỏ bên hông chợ Hàn. Đầu năm 2019, Công ty Dat Bike ra đời với mẫu xe thương mại đầu tiên mang tên Weaver. Chiếc xe máy điện có thiết kế khá cơ bản và nhỏ gọn, kiểu dáng mạnh mẽ và mang hơi hướng hoài cổ. “Weaver là chiếc xe lấy cảm hứng thiết kế từ xe đạp nhưng sử dụng công nghệ ô tô. Đây là chiếc xe máy điện có thiết kế gọn nhẹ nhất Việt Nam”, Sơn giới thiệu.

Xe chạy có thời gian sạc điện nhanh, mất khoảng 3 tiếng để sạc đầy. Khi di chuyển với vận tốc 35km/h, xe sẽ chạy được khoảng 100km. Chi phí cho mỗi lần sạc đầy pin là khoảng 5.000 đồng, mỗi tháng, với Weaver, người dùng sẽ chỉ tốn khoảng 30.000 đồng cho chi phí nhiên liệu, rẻ hơn rất nhiều so với xe máy chạy xăng. Điểm đặc biệt nữa của chiếc xe máy điện này đó là pin, pin có tuổi thọ lên đến 10 năm hoặc 100 nghìn km.

“Sau thời gian đó, pin vẫn sẽ hoạt động với dung lượng thấp hơn, chỉ bằng 70% so với trước. Bên công ty cũng sẽ tiến hành thu mua lại pin cũ để tái chế và sử dụng lại pin này cho những việc không cần pin hiệu suất cao như lưu trữ điện dân dụng. Vấn đề này Dat Bike cùng các đối tác đang tiến hành nghiên cứu”, Sơn chia sẻ.

 “Weaver hiện đạt công suất ngang với xe máy chạy xăng, có thể chạy trên nhiều cung đường ở Việt Nam. Nó xóa bỏ quan niệm của người Việt về xe máy điện thường yếu, tốc độ chậm, không thể chạy đường đèo dốc...”, Sơn tự hào.

Bản quyền thương hiệu đã được Sơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, Dat Bike cũng được Cục đăng kiểm Việt Nam cấp phép sản xuất xe điện, mỗi chiếc xe Weaver để có thể lăn bánh phải tiến hành làm giấy tờ và biển số, người điều khiển phải có giấy phép lái xe. Giá một chiếc Weaver đang được bán ra với giá 59 triệu đồng. Một số chi tiết của xe sẽ được cá nhân hóa theo yêu cầu của khách hàng và mất khoảng 3 tháng để khách hàng có thể nhận xe.

Dat Bike đang tiến hành một số đơn đặt hàng của các doanh nghiệp với số lượng 100 chiếc. “Phần lớn các đơn là các doanh nghiệp đặt để làm dịch vụ cho thuê xe du lịch. Dat Bike cũng đang tiến hành hợp tác với Foody để cung cấp xe cho các shipper của dịch vụ Delivery Now”, Sơn nói thêm. Dat Bike cũng là hạt giống ươm tạo khóa mới nhất của Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES).

Giang Thanh

In
1396 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnail

Dự án “Chế Tạo Các Mô Hình Thực Hành Kỹ Năng Y Khoa” đến từ Trường Đại học Duy Tân gây ấn tượng tại Cuộc thi Khởi nghiệp - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sàn Thương mại điện tử FiveSS

post-thumbnail

Dự Án "Thiết Bị Tường Lửa - Firewall" Top 10 Cuộc Thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (GreenPrin 3D)

post-thumbnail

Wetex: Giải pháp hiện đại cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam

123468910Cuối cùng

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

Shopee vừa ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Gojek, Grab