CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

Hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố diễn ra sôi động, phát huy tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ với nhiều ý tưởng, đề tài có tính khả thi cao

10/01/2023 Quản trị

Vừa tốt nghiệp đại học, Nguyễn Mạnh Cường (SN 1998) và nhóm nghiên cứu mạnh dạn thành lập Công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện STC Electric (phường An Khê, quận Thanh Khê). Hơn 4 triệu đồng là số tiền mà nhóm bạn trẻ này gom góp để phát triển và thương mại hóa sản phẩm “Thiết bị Relay an toàn cho phao bơm và máy bơm nước”. Đây là sản phẩm được nhóm các bạn trẻ tìm tòi nghiên cứu từ thời còn sinh viên với công năng chuyển đổi nguồn điện 220V thành 12V loại trừ nguy cơ rò điện, điện giật, chập điện gây cháy nổ do sử dụng dây dẫn trực tiếp giúp an toàn cho người dùng.

Sau hơn 1 năm khởi nghiệp (từ tháng 10-2021), hiện sản phẩm của nhóm có mặt tại hơn 160 đại lý tại 36 địa phương trên toàn quốc, được bán trên các trang thương mại điện tử, mang lại doanh thu hơn 300 triệu đồng /tháng.

Chia sẻ về chặng đường khởi nghiệp, Nguyễn Mạnh Cường cho biết: “Công ty thành lập ngay thời điểm Covid-19 bùng phát mạnh mẽ đã đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội rất lớn cho nhóm chúng tôi. Lô hàng đầu tiên, chúng tôi chỉ sản xuất 30 sản phẩm và rao bán trên các nhóm facebook, zalo liên quan đến ngành xây dựng, điện nước. Sau thời gian, sản phẩm dần khẳng định chất lượng với khách hàng.  Đến nay một lô hàng sản xuất của chúng tôi có 5.000 sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi bắt đầu khởi nghiệp chính là vốn. Bởi nếu có vốn, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc sản xuất số lượng sản phẩm lên 10.000 và còn hơn thế nữa. Điều này giúp giảm giá thành sản phẩm,  nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Trong khi đó, nhóm nghiên cứu gồm các sinh viên: Lê Viết Hưng, Nguyễn Hữu An, Nguyễn Thành Hiệp, Phan Ngọc Phùng (Khoa Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Đại học Đông Á) nghiên cứu sản phẩm sử dụng thiết bị không người lái (drone) để cứu người đuối nước. Ý tưởng để thực hiện sản phẩm xuất phát từ thực trạng tai nạn đuối nước phổ biến và đáng báo động ở Việt Nam, nhóm mong muốn có thể rút ngắn thời gian tiếp cận hiện trường vụ tai nạn để tăng khả năng sống sót của các nạn nhân.

Theo Lê Viết Hưng (SN 2001), chi phí cho toàn bộ quá quá trình nghiên cứu là hơn 50 triệu đồng. “May mắn là nhóm có sự hỗ trợ và đồng hành của một doanh nghiệp đầu tư drone để nhóm nghiên cứu nên chỉ tốn khoản chi phí tu sửa khi hỏng hóc vào khoảng 8-10 triệu đồng. So với các drone đã có trên thị trường, sản phẩm này có điểm mới là được nâng cấp với mục đích tăng thời gian hoạt động, tăng trọng tải, đồng thời có thiết bị truyền động để vận chuyển, thả phao”, Hưng cho biết.

Hưng cho biết thêm, sản phẩm có thể được sử dụng trong các lĩnh vực khác như: phòng cháy, chữa cháy, nông nghiệp (phun thuốc trừ sâu) hoặc sửa chữa kỹ thuật (kiểm tra các đường dây điện cao thế). Thời gian đến, nhóm ấp ủ ý tưởng xây dựng các trạm cứu hộ đặt drone trong toàn thành phố. Sau khi cải thiện, nâng cấp sản phẩm và xây dựng một phần mềm cứu hộ, trạm cứu hộ sẽ cho phép những người sử dụng phần mềm khi gặp các tai nạn đuối nước, gọi thiết bị đến ứng cứu kịp thời.

Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Dương Hoàng Văn Bản, thành phố đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong giới trẻ. Sở đã triển khai hỗ trợ 63 lượt doanh nghiệp đổi mới công nghệ với kinh phí hơn 7,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sở hỗ trợ 22 lượt doanh nghiệp với kinh phí gần 4 tỷ đồng để phát triển sản phẩm, hoàn thiện công nghệ, thương mại hóa sản phẩm. Hiện Sở Khoa học và Công nghệ đang triển khai công tác hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ theo các chính sách được HĐND, UBND thành phố ban hành năm 2021.

                                                                                                                                            Nguồn Báo Đà Nẵng điện tử.

In
735 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailVideos

Đà Nẵng - thành phố ven biển tuyệt vời, nơi sông Hàn thơ mộng êm đềm chảy, đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ. Nhìn xuống từ trên cao, dòng sông như dải lụa mềm mại vắt ngang thành phố Đà Nẵng. Là chứng nhân của những biến đổi, những bước tiến vượt bậc của thành phố, sông Hàn không chỉ là một phần lịch sử mà còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sáng tạo, là nơi chứa đựng những giấc mơ và khát vọng của Đà Nẵng hướng tới tương lai. Với chủ đề "Sông Hàn – Khơi nguồn sáng tạo", Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Thành phố Đà Nẵng - SURF 2023 mang thông điệp “ Đà Nẵng – Thành phố đổi mới sáng tạo” đã mở ra một không gian mới cho những ý tưởng sáng tạo và những dự án khởi nghiệp tiềm năng.

NGÀY HỘI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - SURF 2023

Tiến Sỹ Công Nghệ Máy Tính Bỏ Lương Trăm Ngàn Đô Phát Minh Công Nghệ Tương Lai

Ba lời khuyên cho dân khởi nghiệp của Founder đứng sau startup trị giá hàng triệu USD

Khởi nghiệp không phải chuyện đơn giản và founder cần xác định rằng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trên suốt hành trình xây dựng doanh nghiệp.

Vứt bỏ xe cũ ra bãi phế liệu chỉ còn là dĩ vãng khi xu hướng biến xe cổ thành xe điện lên ngôi

Một startup ở Anh đã thực hiện ý tưởng biến xe cũ thành xe điện, và bước đầu đạt được một số thành tự nhất định.

SURF 2022 - NƠI THÚC ĐẨY TINH THẦN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KẾT NỐI ĐẦU TƯ

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2022 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo - Làm chủ tương lai” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.

Vườn ươm Khu công nghệ cao Đà Nẵng - Nơi ươm tạo cho các Startup Công nghệ

Với tôn chỉ “Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao chính là trái tim của Khu công nghệ cao”, sau ba năm hình thành và phát triển, hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại DSC đã có bước phát triển mạnh mẽ, cả về số lượng lẫn chất lượng của các dự án được tiếp nhận. Các dự án trúng tuyển sẽ trải qua quy trình ươm tạo được thiết kế kéo dài từ 01 đến 03 năm phù hợp với đặc điểm và nhu cầu tương ứng với từng giai đoạn phát triển của dự án.

TẦM QUAN TRỌNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC VƯỜN ƯƠM TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Trong những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình và phát triển mạnh mẽ. Quyết định 844/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã tạo ra một cú hích quan trọng trong việc hình thành và kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam. Trước thực tế hàng nghìn ý tưởng khởi nghiệp được triển khai, hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập mỗi năm thì việc xuất hiện các vườn ươm khởi nghiệp – một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp – là điều rất kịp thời và cần thiết.

1345678910Cuối cùng

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

NGÀY HỘI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - SURF 2023