Con Tôm Rừng Cà Mau
17/09/2021 Anonym
Nhiều năm trở lại đây, cây đước được bà con trồng thêm để tăng diện tích che phủ. Rừng đước ngập mặn trở thành môi trường thuận lợi để cư dân vùng rừng hình thành nghề nuôi trồng thủy hải sản tự nhiên nổi tiếng.

Ảnh từ thành viên Thành Phạm (tham gia micro Cấy Nền Marketing) gửi về
Công tác bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả nhờ được phối hợp hài hòa giữa ngành lâm nghiệp với nông dân, cũng chính là những người trồng và giữ rừng ngập mặn. Thu nhập của cư dân vùng đước chủ yếu dựa vào nguồn tôm, cua, cá tự nhiên theo từng con nước. Dưới những tán rừng xanh, con người và sinh vật như nương nhau mà sống. Rừng nuôi dưỡng nguồn lợi từ thiên nhiên, cư dân vùng rừng hưởng lợi ích từ rừng, tự giác trồng và bảo vệ rừng. Nhịp sống của bà con vùng ngập mặn nhộn nhịp hẳn lên.
Thật ra việc nuôi tôm tự nhiên ngày nay cũng dựa vào kinh nghiệm dân dã của ông bà xưa. Từng gọi là nuôi, nhưng tự ăn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên mà sinh sôi nảy nở. Dưới hệ thống chằng chịt nhiều con rạch, con xẻo, dẫn nước thủy triều từ biển vào rừng hằng ngày rồi rút ra đã mang đến cho nơi này nguồn phi sinh vật tự nhiên dồi dào, đủ sức nuôi lớn tôm, cua, cá dưới tán rừng.

Mỗi tháng cư dân rừng đước khai thác nguồn lợi thủy sản 2 lần là canh vào con nước rằm và con nước ba mươi. Vào lúc này, nào là tôm thẻ, tôm sú, cua, các loại cá cũng phong phú hơn, mà nhiều nhất chính là con tôm đất. Nguồn nguyên liệu chính để làm tôm khô.
Ngày xưa, tôm đất dồi dào bán không hết, nên cư dân ở đây nghĩ ra cách làm tôm khô để dành ăn dần, có dư đem bán. Riết rồi trở thành món ngon đặc sản nổi tiếng của Cà Mau. Tôm đất được rửa sạch, hấp chín với một ít muối biển. Cái khó nhất của nghề là phải canh cho vừa lửa và đúng thời gian thì tôm mới thấm, mới ngon. Vị ngọt của tôm thiên nhiên cộng với một ít muối biển đã tạo nên một nét đặc trưng riêng cho món tôm khô. Nhưng mà cũng cho thấy sự kì công trong việc chế biến món tôm khô truyền thống của cư dân nơi vùng đất rừng ngập mặn này.

Ngày nay, hầu hết các hộ làm tôm khô chuyên nghiệp đều đã ít nhiều thay đổi công thức và cách làm. Còn riêng với Con Tôm Rừng lại mong muốn cách làm tôm khô truyền thống của ông bà xưa được giữ nguyên vẹn. Bởi đây chính là nét khác biệt của nghề và cũng là cách sản xuất an toàn, thuận theo tự nhiên.

Ảnh từ thành viên Thành Phạm (tham gia micro Cấy Nền Marketing) gửi về
Ngoài sản phẩm thương hiệu Con Tôm Rừng. Mô hình du lịch cộng đồng ngay chính vuông tôm đất rừng cũng là nét riêng độc đáo để giới thiệu hình ảnh của rừng ngập mặn Cà mau đến với du khách gần xa.
Bên cánh rừng ngập mặn ngày hôm nay thì nghề nuôi tôm thiên nhiên nay đã khác xưa. Những cánh rừng được bảo tồn và lưu giữ tốt hơn cũng như là nguồn lợi quý giá từ rừng được nâng cao hơn nữa về chuỗi giá trị. Người dân trồng rừng, giữ rừng và giữ sinh kế ổn định từ rừng.
Nguồn: https://caynen.vn/