CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

Đà Nẵng trên hành trình xây dựng trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

20/12/2023 THI QUYNH LE NGUYEN

Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố Đà Nẵng ngày càng toàn diện với sự tham gia, liên kết của nhiều thành tố quan trọng. Đây là sự nỗ lực của chính quyền thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ cùng với các đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng startup; góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

 

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội thảo quốc tế “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng và vai trò của đối ngoại nhân dân trong kết nối vận động nguồn lực. Ảnh:PV

10 năm - 3 giai đoạn phát triển

Trong hành trình xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Đà Nẵng, có thể chia thành 3 giai đoạn dựa trên mức độ phát triển của hệ sinh thái. Những năm 2014-2015 được xác định là “giai đoạn truyền cảm hứng, khát vọng”. Những sự kiện, chương trình kích hoạt của hệ sinh thái, khởi dậy tinh thần khởi nghiệp, doanh nhân, có thể kể đến “Năm doanh nhân Đà Nẵng 2014”, “Phát triển Khởi nghiệp Đà Nẵng 2016”… Sự hình thành và hoạt động tích cực của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp hoạt động tích cực, như: CLB Kiến tạo khởi nghiệp (9Start Lab), Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp TP. Đà Nẵng, CLB Sáng tạo trẻ Đà Nẵng (Hiệp hội Khoa học và Công nghệ) và các CLB trong các trường đại học như CLB Khởi nghiệp Bách Khoa (Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng) và Câu lạc bộ khởi nghiệp Duy Tân (Đại học Duy Tân)… đã tạo nền móng, nguồn nhân lực chất lượng cao với đam mê khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, các không gian làm việc chung được hình thành, nhiều chương trình ươm tạo doanh nghiệp đầu tiên được triển khai như: chương trình “100 hạt giống doanh nhân Đà Nẵng” của Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng (DATADC); chương trình “Ươm mầm ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp công nghệ thông tin” của trường Cao đẳng CNTT Đà Nẵng; Chương trình ươm tạo của Vườn ươm Sáng tạo (Trung tâm Sáng tạo Microsoft Đại học Duy Tân). Đồng thời, nhiều sự kiện, chương trình được tổ chức với mục tiêu tạo ra môi trường khuyến khích tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp công nghệ. Nhiều nhóm khởi nghiệp đã hình thành và phát triển với các ý tưởng và sản phẩm khởi nghiệp đa dạng, bao phù hầu hết mọi lĩnh vực bao gồm công nghệ cao, thương mại, sản xuất, dịch vụ, du lịch…

Tiếp nối những thành tựu đạt được của giai đoạn đầu, những năm 2016-2019 được xác định là giai đoạn định hình phát triển. Đây là giai đoạn chứng kiến sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của tất cả các cấp chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và doanh nhân. Trong giai đoạn này, hệ sinh thái khởi nghiệp của Đà Nẵng cơ bản đã hình thành với đầy đủ các thành tố, đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp cũng như bắt đầu hợp tác với các tổ chức quốc tế. Đà Nẵng đã ban hành 4 đề án thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để định hình, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Đà Nẵng, cụ thể: Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" giai đoạn 2017-2018 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Đề án “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn thành phố năm 2019; Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn thành phố năm 2020. 

Đồng thời, tập trung mạnh mẽ vào hoạt động ươm tạo tại các tổ chức thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp bởi vườn ươm là trái tim của hệ sinh thái khởi nghiệp. Các tổ chức ươm tạo được ra đời, kể đến như: Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES); Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn; Vườn ươm Evergreen Labs; Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng (Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng), Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng và Chương trình ươmg tạo doanh nghiệp công nghệ cao của Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Bên cạnh đó, hệ sinh thái khởi nghiệp từng bước hình thành các mạng lưới mentor (cố vấn khởi nghiệp), mạng lưới các nhà đầu tư, mạng lưới các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; không gian làm việc chung; đẩy mạnh công tác truyền thông; tổ chức các sự kiện khởi nghiệp nổi bật. Trong giai đoạn, một số dự án đã giành được các giải cao trong các cuộc thì khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cả nước, gồm: AntBuddy, Minh Hong, S&E. Một số doanh nghiệp khởi nghiệp khác cũng đã thành công trong việc gọi vốn đầu tư như Zody, Hekate…

Bước sang giai đoạn thứ 3, giai đoạn hội tụ nguồn lực nền tảng (2020-2022), các nguồn lực nền tảng bắt đầu được hội tụ và kết nối là tiền đề cho giai đoạn sau (tăng tốc) với sự ban hành hàng loạt các chính sách thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp. Thành phố đã tăng cường sự kết nối mạng lưới với các thành tố trong hệ sinh thái thông qua việc tham gia các sự kiện, triển lãm, cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp, vườn ươm, đội thi của thành phố đã đạt thành tích cao. Đà Nẵng cũng đã kết nối với đối tác, nhà đầu tư, khách hàng nước ngoài; các đơn vị trên địa bàn đẩy mạnh hợp tác, liên  kết trong việc tổ chức các hoạt động ươm tạo. Đồng thời, tích cực phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Điểm đến hấp dẫn của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ra mắt Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul tại Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng 2023. Ảnh: PV

Theo Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Đà Nẵng hình thành và phát triển với nhiều thành tố đa dạng được kết nối, hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó, nhiều thành tố gia tăng cả chất lượng lẫn số lượng, tham gia tích cực vào hệ sinh thái, bao gồm: các trường đại học; quỹ đầu tư, cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn... và hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển theo chiều sâu. Các doanh nghiệp đã và đang triển khai nhiều giải pháp mang tính nền tảng công nghệ và tài sản trí tuệ để tạo đà phát triển bền vững hơn. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phát triển và tiếp cận, kêu gọi được nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

TS. Nguyễn Hữu Nhật Minh, phụ trách nghiên cứu Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn nhìn nhận, Đà Nẵng có môi trường và tiềm năng tốt để phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, các “hạt giống” khởi nghiệp đang nằm rải rác trong các trường đại học. Cần có sự phối hợp giữa các thành tố để đưa những ý tưởng khởi nghiệp đến các vườn ươm để tránh lãng phí các ý tưởng hay và tăng cường sự kết nối. Các trường đại học rất cần sự hỗ trợ, phối hợp của vườn ươm để tổ chức, tạo sự lan tỏa, hình thành tư duy mới về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thành phố và các đơn vị cần hình thành những tập san để quảng bá tiềm năng, tạo động lực cho sinh viên mạnh dạn hơn trong vấn đề khởi nghiệp. Bên cạnh đó, mạng lưới chuyên gia của các trường đại học, cơ sở nghiên cứu có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận và phát triển các công nghệ mới.

Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Giám đốc vận hành Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn (Songhan Incubator - SHi), thành phố, các đơn vị nên thay đổi cách tiếp cận hỗ trợ, tức đi sâu vào giáo dục khởi nghiệp; đồng thời, hỗ trợ cho các tổ chức nhận thức hoạt động khởi nghiệp để hình thành tư duy về đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững. Đà Nẵng có rất nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, tuy nhiên, việc kết nối, duy trì mạng lưới vẫn còn rời rạc, chưa có định hướng liên kết. Vì vậy, thành phố cần triển khai nhiều hoạt động kết nối hơn nữa để tận dụng nguồn lực này; đồng thời, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp ở quy mô lớn hơn để kết nối các địa phương, tạo sân chơi lớn, va chạm giao lưu giữa các startup; thay đổi tư duy kiến tạo để kết nối, thu hút những nhà đầu tư đến với Đà Nẵng và mở rộng ra các doanh nghiệp ở địa phương khác. Đây là giải pháp giúp hệ sinh thái lớn mạnh và bền vững. Ngoài ra, các nhiệm vụ KH&CN mang tính chiến lược, lâu dài và kết nối với các thành tố bên ngoài, mở rộng dựa trên không gian sáng tạo của thành phố Đà Nẵng để trở thành hạt nhân, thu hút mạng lưới xung hành hình thành phát triển lớn mạnh và mang tầm khu vực.

Bà Lê Thị Thục, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho hay, trong năm 2024, thành phố và Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các cái giải pháp công nghệ, dự án khởi nghiệp, tài sản trí tuệ; tập trung xây dựng, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù cho thành phố Đà Nẵng, trong đó, có chính sách về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để trình Quốc hội. hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phục vụ cho khởi nghiệp, xây dựng cơ chế vận hành không gian đổi mới sáng tạo tại Khu Công viên Phần mềm số 2 và hình thành Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia tại Đà Nẵng. “Thành phố sẽ tiếp tục kết nối đầu tư với cộng đồng quốc tế và mời gọi các quỹ đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp, đối tác nước ngoài tiềm năng về khởi nghiệp đến thành phố. Từ đó, xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến quốc tế về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo mang tầm khu vực”, bà Thục cho hay.

VIỆT ÂN

 

In
138 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

Shopee vừa ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Gojek, Grab