CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO THIẾT KẾ VI MẠCH VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

26/01/2024 THI QUYNH LE NGUYEN

Sáng ngày 26/01, thành phố Đà Nẵng công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC) tổ chức Tọa đàm “Đà Nẵng và chính sách phát triển vi mạch, trí tuệ nhân tạo”. Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh trao quyết định bổ nhiệm ông Lê Hoàng Phúc làm Giám đốc Trung tâm DSAC.

\

Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh trao quyết định bổ nhiệm ông Lê Hoàng Phúc làm Giám đốc Trung tâm DSAC

Trung tâm DSAC trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông nhằm phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo - một trong những đột phá phát triển của thành phố. Theo đó, tại Lễ công bố đã giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm DSAC và một số phương hướng hoạt động chính trong năm 2024-2025.

 Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh phát biểu chỉ đạo

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết việc thành lập Trung tâm DSAC là một trong những hoạt động cụ thể hóa quyết tâm chính trị của thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách và chiến lược được đề ra. Trung tâm DSAC được xác định là cơ quan chuyên trách tham mưu cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Lãnh đạo thành phố trong việc xây dựng và triển khai Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn trong thời gian sắp tới. Đồng thời, thành phố hi vọng rằng Trung tâm DSAC sẽ trở thành trung tâm đầu tiên trong việc tiếp nhận và tạo ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo giữa Đà Nẵng và các đối tác trong và ngoài nước.

Về phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2024-2025, Trung tâm DSAC tập trung thực hiện 04 nhóm nhiệm vụ chính như sau: (1) Hoàn thiện khung pháp lý về cơ cấu tổ chức hoạt động, đề án vị trí việc làm, củng cố kiện toàn bộ máy nhân sự và cơ sở vật chất cho Trung tâm DSAC; (2) Đề xuất dự thảo cơ chế chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo thành phố Đà Nẵng; (3) Triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; (4) Hoạt động hợp tác quốc tế, hỗ trợ các Doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại buổi Lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết công nghệ bán dẫn là một lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi liên kết toàn cầu hết sức chặc chẽ. Vì vậy, sự hợp tác và tín nhiệm giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế là yếu tố quan trọng. Việt Nam là nước duy nhất có mối quan hệ chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc bán dẫn và các cường quốc bán dẫn mới. Bên cạnh đó, sự kết hợp nguồn lực của Nhà nước và tư nhân, trong đó nguồn lực của tư nhân là cơ bản, quyết định để thu hút chuyên gia, nhà khoa học người Việt Nam và trên thế giới về Việt Nam. Mục tiêu đặt ra đến năm 2030, Việt Nam có 50.000 kỹ sư thiết kế chip, 20.000 kỹ sư điện tử về bán dẫn, 500.000 công nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Huy Dũng và Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh tặng hoa cho các Trường Đại học sẽ đồng hành và phối hợp với Trung tâm DSAC trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo

Ngay sau Lễ công bố là Tọa đàm với chủ đề: “Đà Nẵng và Chính sách đón làn sóng đầu tư phát triển ngành thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo”. Trong khuôn khổ Tọa đàm, đại diện lãnh đạo thành phố thông tin về nội dung và lộ trình xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ cụ thể để phát triển ngành thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo mà thành phố đang triển khai thực hiện. Tọa đàm còn có sự phát biểu của đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông về định hướng chính sách phát triển ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam và một số gợi ý đối với Đà Nẵng; đại diện Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng - Đại diện cho các cơ sở đào tạo của Đà Nẵng về đề xuất chính sách cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo.

Tại Phiên thảo luận bàn tròn, đại biểu đã thảo luận về chính sách đón làn sóng đầu tư phát triển ngành thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo và gợi ý phương hướng hoạt động của Trung tâm DSAC với sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp.

In
275 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

Shopee vừa ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Gojek, Grab