CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

Một số định hướng tăng cường hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng

18/03/2024 Cong Man

Tóm tắt

Thời gian qua, vấn đề khởi nghiệp của học sinh, sinh viên ngày càng phát triển, sinh viên khởi nghiệp không chỉ góp phần tạo ra việc làm cho bản thân mà còn tạo nhiều việc làm cho người khác, tạo cảm hứng cho thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước vững tin trên con đường hội nhập. Tuy nhiên, các chính sách, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong trường học hiện nay còn ít, chưa được chú trọng đầu tư, chưa khơi dậy những khát vọng khởi sự chuyên nghiệp, quy mô và sự chủ động biên soạn, ban hành bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; phát triển câu lạc bộ khởi nghiệp; thiếu hụt trầm trọng đội ngũ cố vấn, chuyên gia khởi nghiệp…. Vì vậy, trên cơ sở phân tích tình hình hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong thời gian qua tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, bài viết đề xuất một số định hướng nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong học sinh sinh viên đang học tại trường hiện nay.

Từ khóa: hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ, sinh viên, trường CĐ Nghề Đà Nẵng

1. Đặt vấn đề

Với xu hướng phát triển của thời đại, các mô hình trường học khởi nghiệp ra đời. Câu hỏi đặt ra lúc này, trường học khởi nghiệp có đặc điểm gì nổi bật? Đây là mô hình đào tạo sinh viên tốt nghiệp không chỉ trở thành người xin việc mà còn là người tạo việc làm, sự thay đổi thế hệ hoặc doanh nghiệp mới được tạo ra bởi các sinh viên. Trường học là nơi sản sinh ý tưởng kinh doanh và thúc đẩy sự sáng tạo, tiền đề cho các dự án khởi nghiệp, là nơi cung cấp kiến thức nền tảng, sinh viên được giảng viên trau dồi kiến thức, cơ sở lý thuyết vững chắc để sinh viên dễ dàng lập ra kế hoạch cụ thể cho các dự án khởi nghiệp của mình. Có rất nhiều mô hình kinh doanh được nảy sinh từ nhu cầu học tập, cá nhân của sinh viên hoặc phục vụ cộng đồng xã hội. Việc mở rộng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên là một trong những nội dung của kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, tại các trường cao đẳng hiện nay, hoạt động hỗ trợ về khởi nghiệp chưa nhiều, hình thức chưa lôi cuốn, chưa kích thích sự tò mò và khám phá của sinh viên. Vì vậy, trường cao đẳng Nghề Đà Nẵng cần có một số định hướng tăng cường hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nhằm tạo dựng tinh thần khởi nghiệp và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại nhà trường; tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

2. Nội dung

2.1 Khái niệm và nội dung về hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong sinh viên

Khởi nghiệp trong sinh viên là hoạt động nhằm tận dụng cơ hội thị trường, tinh thần và năng lực của bản thân để tạo dựng một công việc kinh doanh mới, mang tính sáng tạo cao nhằm tạo ra giá trị cho bản thân sinh viên và xã hội.

Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong sinh viên là hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường; tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên hình thành, hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

Hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên trong trường học gồm các hoạt động sau:

- Tuyên truyền cho sinh viên nhận biết về vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, tự tạo việc làm; 

- Xây dựng các chương trình phối hợp với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân vào công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp;

- Cập nhật các chương trình giáo dục khởi nghiệp của địa phương, quốc gia; các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của nhà nước; các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp ở trong nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên; 

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

- Xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên hình thành, hoàn thiện các dự án, ý tưởng khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dự án khởi nghiệp của sinh viên với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên, hội thảo,  tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên.

2.2 Tình hình hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

Nhận thức sâu sắc trách nhiệm của nhà trường cũng như xác định tầm quan trọng của mình trong việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, Trường cao đẳng Nghề Đà Nẵng xây dựng và đưa học phần Khởi nghiệp vào giảng dạy trong trường. Học phần này được thiết kế với lượng kiến thức cơ bản đủ để sinh viên hình thành các ý tưởng, giải pháp mới tạo ra giá trị cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Trong quá trình giảng dạy học phần Khởi nghiệp, giảng viên xây dựng các modun kiến thức để trang bị cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu được bản chất của khởi nghiệp; Tinh thần khởi nghiệp; Làm thế nào để trở thành một doanh nhân thành công; Cách xây dựng một ý tưởng và  lựa chọn cơ hội kinh doanh; Lựa chọn hình thức pháp lý khi khởi nghiệp như thành lập Công ty; Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch/phương án kinh doanh, các bước triển khai khởi nghiệp; Tổ chức và vận hành doanh nghiệp. Nhà trường đang xây dựng lộ trình tạo dựng và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên phù hợp với đặc điểm của Nhà trường và xu thế hiện nay. Bố trí cơ sở vật chất, hình thành các không gian khởi nghiệp trong cơ sở đào tạo phù hợp với các nhòm ngành đào tạo; bố trí đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ mạnh để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên từ việc tư vấn, hình thành ý tưởng đến việc kết nối các hoạt động triển khai dự án, ý tưởng khởi nghiệp.

Nhà trường đã liên kết một số doanh nghiệp tài trợ nguồn kinh phí hỗ trợ dự án khởi nghiệp đến sinh viên. Đồng thời, Nhà trường đang mở rộng hoạt động liên kết các doanh nghiệp, các nhà tài trợ gây dựng quỹ để hỗ trợ dự án, sáng kiến sản xuất thử, triển khai thí điểm dự án khởi nghiệp của sinh viên tại trường theo hướng thiết thực hiệu quả. Nhà trường đang cùng với trung tâm khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng liên kết với các doanh nghiệp, nhà tài trợ sớm hình thành vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo tại trường. Sinh viên Trường cao đẳng Nghề Đà Nẵng có thêm cơ hội tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng về Khởi sự kinh doanh. Nhờ đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không chỉ làm cán bộ, nhân viên cho các Doanh nghiệp mà có thể tự bản thân kinh doanh một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó để tự làm chủ ý tưởng kinh doanh của mình.

Hình 1: Sinh viên ngành CNTT tham gia dự thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo


Hình 2: Ban giám khảo hội thi khởi nghiệp chuyên ngành CNTT

Tuy nhiên, việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên  thông qua  video clip, hình ảnh và các phương tiện truyền thông còn hạn chế. Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên tại trường mới dừng lại ở  việc đưa môn học khởi nghiệp (khởi sự) ở một số ngành kinh tế, chưa được giảng dạy cho sinh viên trong toàn trường, nhất là sinh viên ngành kỹ thuật như công nghệ thông tin, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, công nghệ ô tô, cơ điện tử, tự động hóa công nghiệp; Học phần khởi nghiệp mới chỉ dừng lại phần lý thuyết chưa xây dựng các modun của các học phần có liên quan đến khởi nghiệp, tỷ trọng phần thực hành chưa nhiều và chưa bám sát yếu tố công nghệ 4.0; Việc đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp qua ứng dụng công nghệ kỹ thuật số 4.0 vào kinh doanh chưa được giảng dạy mới chỉ dừng lại vào việc giảng dạy rời rạc ở mỗi học phần chuyên môn chung (Quản trị bán hàng, quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh).  Việc  tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, giảng viên làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp chưa tham gia nhiều, giảng viên chủ yếu làm công tác chuyên môn.

Việc  xây dựng kết nối nhà trường với cộng đồng doanh nghiệp địa phương chưa được mở rộng. Nguồn vốn hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên chưa được chú trọng; việc liên kết với doanh nghiệp hình thành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp còn hạn chế; Hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp chưa được quan tâm. Trên thực tế số lượng sinh viên ra trường tự lập nghiệp còn là rất ít. 

2.3 Một số định hướng nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong sinh viên trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

Thứ nhất, liên kết doanh nghiệp, kết nối nguồn lực từ các cựu sinh viên để hỗ trợ tài chính và tư vấn đào tạo chuyên môn về khởi nghiệp.

- Hỗ trợ tài chính, kết nối đầu tư: Trường cần thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, cung cấp nguồn vốn ban đầu ở cấp độ nhỏ đến lớn cho các ý tưởng. Quỹ này chủ yếu đến từ nguồn tài trợ của các cựu sinh viên của trường và doanh nghiệp. Cần liên kết với nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Du lịch khách sạn nhà hàng, kế toán, tài chính- ngân hàng trong địa phương, cả nước tài trợ, hỗ trợ phần kinh phí thực hiện dự án, các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong sinh viên. 

- Hỗ trợ tư vấn, đào tạo chuyên môn: Thành lập Trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong trường. Trung tâm này cung cấp chỗ ngồi làm việc hoặc văn phòng làm việc để thực hiện các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Đồng thời, thành lập Ban cố vấn hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên tại Trường: 

+ Giảng viên tập trung vào công tác đào tạo, cố vấn, người hướng dẫn (mentor) giúp sinh viên hình thành ý tưởng và phát triển ý tưởng khởi nghiệp:  Nhà trường cần đào tạo lực lượng giảng viên hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên càng sớm. Đồng thời, người giảng viên  thực hiện công tác cố vấn phải có kinh nghiệm thực tiễn trong khởi nghiệp, tham gia dự án liên quan đến hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp ở địa phương. 

+ Chuyên viên là những cá nhân chịu trách nhiệm phát triển các hoạt động khởi nghiệp và các hoạt động cộng đồng như hội thảo hoặc cuộc thi. Các nhân sự tham gia hoạt động này không nhất thiết phải là chuyên trách và không chỉ là thuộc khoa quản trị kinh doanh hay kinh tế, mà từ khoa có chuyên môn liên quan tới khởi nghiệp như công nghệ thông tin,....

Thứ hai, xây dựng lực lượng hỗ trợ tư vấn việc làm và hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên tại trường

 Nhà trường cần thành lập Ban hỗ trợ tư vấn việc làm và khởi nghiệp cho sinh viên với doanh nghiệp.

+  Hỗ trợ tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp: Ban này có nhiệm vụ tư vấn và kết nối sinh viên với doanh nghiêp qua công việc như: hỗ trợ tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp; Hỗ trợ tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên với doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, nhu cầu việc làm và tạo việc làm cho mình khi tốt nghiệp ra trường. 

+ Xây dựng và kết nối với cộng đồng doanh nghiệp địa phương. Việc xây dựng liên kết với cộng đồng doanh nghiệp để hỗ trợ tư vấn về đào tạo chuyên môn liên quan đến khởi nghiệp tại trường. Cộng đồng doanh nghiệp địa phương chính là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của khởi nghiệp cho sinh viên. Cộng đồng doanh nghiệp có thể hỗ trợ rất tốt cho nhà trường trong hỗ trợ tư vấn, đào tạo chuyên môn bên cạnh hỗ trợ nguồn tài chính cho hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. 

+ Tổ chức tòa đàm, hội thảo. Thông qua tổ chức các buổi giao lưu ngoại khóa của sinh viên sẽ mời các chuyên gia về nói chuyện, truyền cảm hứng Khởi nghiệp sáng tạo cho các sinh viên khóa mới.

+ Nhà trường và tổ chức Đoàn – Hội cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của sinh viên đối với hoạt động khởi nghiệp, chú trọng truyền thông trên các kênh mà sinh viên hay tiếp cận và tương tác, trong đó có cả mạng xã hội. Ngoài ra, cũng cần triển khai nhiều hơn các hoạt động về khởi nghiệp liên quan đến các ngành đang đào tạo, cần đa dạng về hình thức và hấp dẫn về nội dung, có thể tổ chức các buổi giao lưu với doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực khởi nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm của các bạn sinh viên.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động đào tạo và thực hành khởi nghiệp tại trường cho sinh viên

Tổ chức đào tạo về khởi nghiệp: Tổ chức đào tạo trong chương trình chính thức về khởi nghiệp, kinh doanh là những môn học phổ biến được lựa chọn cho nhà trường; phát triển chuyên ngành về khởi nghiệp; môn học khởi nghiệp đươc ̣đào tạo ngay từ những năm đầu cho sinh viên. Nhà trường tăng cường các chương trình đào tạo khởi nghiệp, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường; tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Như vậy, tất cả các sinh viên tốt nghiệp từ Trường đều được trang bị các kiến thức căn bản về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

Đẩy mạnh thực hành trong giảng dạy học phần khởi nghiệp: Xây dựng các modun bài tập thực hành cho Học phần Khởi nghiệp. Tổ chức thực hành mô hình kinh doanh tại lớp học; Giảng viên cũng động viên, khuyến khích các em tập kinh doanh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua những hình thức phù hợp như: Bán hàng online theo hình thức làm cộng tác viên cho một cửa hàng/doanh nghiệp nào đó, hoặc tự nhập hàng bán online từ qui mô nhỏ, v.v…  Khi mới ra trường sinh viên không nhất thiết khởi nghiệp ngay, thời gian đầu khi vừa ra trường, các em có thể: Đi làm một thời gian cho một Công ty nào đó thuộc lĩnh vực mà mình đam mê để vừa đi làm vừa tập kinh doanh, hỏi kinh nghiệm, vừa có thu nhập và tích lũy vốn;  Khi khởi nghiệp, thì các em nên xuất phát điểm từ qui mô nhỏ, dần dần phát triển thành qui mô lớn, để hạn chế rủi ro. 

Tổ chức các lớp kỹ năng về khởi nghiệp: Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số 4.0 vào kinh doanh, Kỹ năng bán hàng qua Facebook, Kỹ năng tổ chức nhân sự, Kỹ năng quản trị kinh doanh, Kỹ năng tổ chức hội họp… Tổ chức các buổi tọa đàm về khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0; Sinh viên khối ngành Kinh tế, ngành công nghệ thông tin với khởi nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên phải chuẩn bị cho mình các kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian và công việc, khả năng thuyết phục và lãnh đạo… Những kỹ năng này sinh viên có thể rèn luyện cho mình từ trong học tập và tham gia các phong trào do Đoàn – Hội phát động để giúp mình rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết. 

3. Kết luận

Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong sinh viên là sứ mệnh rất quan trọng của các trường bên cạnh chức năng chính là đào tạo. Vì vậy, trường học nói chung và trường cao đẳng Nghề Đà Nẵng nói riêng cần tăng cường hoạt động hỗ trợ, tạo môi trường sáng tạo cho sinh viên, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong sinh viên nhằm tạo động lực phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên trong bối cảnh mới.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Khởi sự kinh doanh , NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 

2. Khảm Sài Nhân (2015), Bí Quyết Thành Công Của Bill Gates, NXB Hồng Đức.

3. Caspian Woods (2017), 10 lời khuyên khởi nghiệp, NXB Lao động – Xã hội.

4. Trần Ánh Phương, Lê Ba Phong (2019), Giảng dạy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh xây dựng các “đại học Khởi nghiệp”, số 55, tạp chí khoa học công nghệ.

5. Thông tư số: 14/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 8 năm 2022  quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Ths. Nguyễn Đoàn Anh Vũ

Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

In
201 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

Shopee vừa ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Gojek, Grab