CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương tại thành phố Đà Nẵng năm 2023

07/09/2023 Kieu Thu

Ở cấp quốc gia, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, từ năm 2017 Chính phủ đã sử dụng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố hằng năm nhằm qua đó xác định các điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia để từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp cải thiện phù hợp, cũng như để kịp thời xây dựng, ban hành các chính sách có liên quan. Ở cấp quốc gia, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, từ năm 2017 Chính phủ đã sử dụng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố hằng năm nhằm qua đó xác định các điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia để từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp cải thiện phù hợp, cũng như để kịp thời xây dựng, ban hành các chính sách có liên quan. Tại Nghị quyết hằng năm, Chính phủ phân công cụ thể đến từng bộ, ngành để chủ trì theo dõi và cải thiện các chỉ số Việt Nam còn yếu kém, đồng thời giao Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối điều phối, theo dõi chung. Dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao, cụ thể của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, của các Phó thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc hiệu quả của các bộ, ngành, trong những năm qua kết quả chỉ số GII của Việt Nam luôn có sự cải thiện tích cực. Trong Báo cáo GII 2022 của WIPO, Việt Nam tiếp tục được tổ chức WIPO ghi nhận là quốc gia có điểm số cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước cùng nhóm thu nhập. Trong 12 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển, cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam là một trong số ít những quốc gia thu nhập trung bình thấp được tổ chức WIPO ghi nhận có tốc độ bắt kịp về đổi mới sáng tạo nhanh nhất. 

Ở cấp địa phương, qua theo dõi thực tế cho thấy các địa phương còn lúng túng trong việc tham gia thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện chỉ số GII cấp quốc gia. Một trong những lí do là chỉ số GII đánh giá ở cấp quốc gia nên nhiều số liệu thống kê tương tự ở cấp địa phương là không có, đồng thời phương pháp đánh giá theo quy chuẩn quốc tế còn mới lạ nên có những điểm không phù hợp với cấp địa phương của Việt Nam. Bên cạnh đó, do có sự khác biệt giữa các địa phương về quy mô kinh tế - xã hội, về dân số, về đất đai, về cơ cấu kinh tế, về định hướng phát triển... nên các địa phương cần và phải lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo khác nhau, phù hợp với bối cảnh, điều kiện, đặc điểm riêng của địa phương mình. Những vấn đề trên đòi hỏi thành phố Đà Nẵng phải nắm được thực trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của thành phố mình, từ đó có căn cứ để có thể chỉ đạo điều hành tốt hơn, sát với thực tiễn hơn.

Trong năm 2022, thực hiện nhiệm vụ được giao của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 01 năm 2022, Nghị quyết 12/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng các cơ quan liên quan xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) và tổ chức triển khai thử nghiệm tại 20 tỉnh/thành phố.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức WIPO, trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm xây dựng các bộ chỉ số cấp địa phương đã có trong nước (chỉ số Năng lực cạnh tranh quốc gia PCI, chỉ số Cải cách hành chính PAR, chỉ số Chuyển đổi số DTI…) và kinh nghiệm nước ngoài (trên thế giới mới chỉ có một số quốc gia xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương như Trung Quốc, Ấn Độ, Columbia, Mỹ... trong đó, Ấn Độ và Columbia cũng dựa trên bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII của WIPO), Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng PII theo 10 bước như hướng dẫn của OECD cho xây dựng bộ chỉ số tổng hợp, phù hợp với bối cảnh thực tiễn, đặc điểm của các địa phương ở Việt Nam. 

Giai đoạn thiết kế khung chỉ số và các chỉ số thành phần có sự tham gia cố vấn kỹ thuật tích cực của tổ chức WIPO, sự phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm của các Bộ, cơ quan, sự tham gia đóng góp ý kiến của các địa phương. Theo đó, PII có 51 chỉ số, chia làm 7 trụ cột (theo nguyên lý của bộ chỉ số GII), gồm: 

- 05 trụ cột đầu vào phản ánh những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH dựa trên KH,CN và ĐMST, bao gồm: (1) Thể chế, (2) Nguồn nhân lực và nghiên cứu, (3) Cơ sở hạ tầng, (4) Trình độ phát triển của thị trường và (5) Trình độ phát triển kinh doanh; 

- 02 trụ cột đầu ra phản ánh kết quả tác động của KH,CN và ĐMST vào phát triển KT-XH, bao gồm: (6) Sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ, (7) Tác động.

Trong giai đoạn thu thập dữ liệu, đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức, nhiều buổi làm việc với các bộ, cơ quan trung ương được thực hiện để trao đổi thống nhất thu thập dữ liệu từ các cơ quan quản lí nhà nước (có 37/51 chỉ số được lấy dữ liệu từ các cơ quan quản lí nhà nước ở Trung ương). Với các địa phương tham gia, tài liệu hướng dẫn đã được xây dựng và tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương để thu thập các dữ liệu liên quan tại địa phương (có 14/51 chỉ số được lấy dữ liệu từ các địa phương).

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã thu thập đầy đủ dữ liệu, tài liệu minh chứng từ các sở, ban, ngành thành phố và tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng triển khai thử nghiệm PII năm 2022. Toàn bộ dữ liệu và tài liệu minh chứng được gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành phân tích dữ liệu và xây dựng báo cáo. Dữ liệu đã được tổ chức xử lý, tính toán theo đúng các chuẩn mực quốc tế và sau đó đã gửi tới chuyên gia quốc tế độc lập (do WIPO chỉ định và chi trả kinh phí) để chuyên gia thực hiện đánh giá độc lập kết quả xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số trên nhiều góc độ khác nhau, như phương pháp thiết kế bộ chỉ số, độ tin cậy của dữ liệu, kết quả tính toán...

Bảng. Danh sách các địa phương tham gia thử nghiệm PII năm 2022

   

ết quả thử nghiệm PII năm 2022, Đà Nẵng xếp vị trí thứ 2 trên tổng số 20 địa phương tham gia (biểu đồ bên dưới)

https://lh6.googleusercontent.com/H1xLKScIaMblaW-RixJ03ZL_SZ8q_55taTJgcLuONUSNK1x1cdiSN4py2rahhWNEmqhk1xnLEiGy61_OZte2prlB0uQA7sSYoyrZCq5cxW15sSiiIy3TbnSXkvJ4ZfUuB2lzwSRTixC5rps=s2048

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố triển khai xong Bộ chỉ số này và đang chờ kết quả đánh giá từ Bộ Khoa học và Công nghệ.

Việc đánh giá chỉ số đổi mới sáng tạo là cần thiết để đo lường và đánh giá mức độ phát triển, tiềm năng của một thành phố dựa trên đổi mới sáng tạo đồng thời giúp nhà hoạch định chính sách xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của thành phố để từ đó đưa ra được những định hướng, biện pháp cụ thể cho sự  triển kinh tế - xã hội dựa trên Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Đánh giá chỉ số đổi mới sáng tạo cũng có thể giúp định vị thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh toàn cầu, so sánh với các thành phố khác trong nước và trên thế giới. Thông qua việc so sánh, thành phố Đà Nẵng có thể học hỏi từ các thành phố tiên tiến và áp dụng những phương pháp và kinh nghiệm thành công để nâng cao sự đổi mới sáng tạo. Đồng thời tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các địa phương và thúc đẩy việc phát triển đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, việc đánh giá chỉ số đổi mới sáng tạo cũng có thể thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thông qua kết quả đánh giá chỉ số, thành phố Đà Nẵng sẽ trở thành một địa điểm hấp dẫn cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thu hút các nhà nghiên cứu, chuyên gia và nhà đầu tư.

In
74 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnail

Dự án “Chế Tạo Các Mô Hình Thực Hành Kỹ Năng Y Khoa” đến từ Trường Đại học Duy Tân gây ấn tượng tại Cuộc thi Khởi nghiệp - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sàn Thương mại điện tử FiveSS

post-thumbnail

Dự Án "Thiết Bị Tường Lửa - Firewall" Top 10 Cuộc Thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (GreenPrin 3D)

post-thumbnail

Wetex: Giải pháp hiện đại cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam

135678910Cuối cùng

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

Shopee vừa ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Gojek, Grab