CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

Khi những ông chủ khởi nghiệp

04/02/2022 Quan tri

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài, hàng loạt lãnh đạo các công ty du lịch phải xoay chuyển mô hình kinh doanh, tìm đường để vượt qua khó khăn và chờ đợi ngành du lịch phục hồi. Các CEO đã phải chuyển nghề từ bán nông sản đến kinh doanh bia tươi để có thể “nuôi sống” công ty trong khi dịch bệnh vẫn chưa có hồi kết.

Chuyển nghề để lấy ngắn nuôi dài!

Dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp du lịch phá sản, nhiều người mất việc làm, nhưng đau đầu nhất có lẽ là các giám đốc công ty du lịch. Việc đột ngột bị “đóng băng” thị trường du lịch, mất doanh số, mất dòng tiền trong khi vẫn phải chi trả các chi phí khiến các chủ doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa. 

CEO công ty du lịch đã phải đối mặt với nhiều câu hỏi lớn như: Làm sao cắt giảm chi phí khi đang không có nguồn thu? Bài toán cắt giảm nhân sự trong du lịch như thế nào? Có nên chuyển đổi tạm thời ngành nghề kinh doanh trong lúc chờ dịch qua? Các khó khăn của doanh nghiệp du lịch hiện nay và cách tháo gỡ? Giải quyết tồn tại với các đối tác của lữ hành: hàng không, khách sạn, khách hàng, vận chuyển, nhà hàng như thế nào? …

Trước bối cảnh đó, nhiều ông chủ công ty du lịch đã chuyển hướng khởi nghiệp tìm đường cứu công ty vượt khó. 

Lựa chọn nông sản Việt làm mặt hàng để khởi nghiệp, ông Nguyễn Hữu Cường, Giám đốc Công ty Du lịch quốc tế Tràng An đã chuyển sang kinh doanh gạo vì theo ông đây là mặt hàng thiết yếu. 

Quyết định giữ lại toàn bộ nhân viên điều hành du lịch để cùng khởi nghiệp, cả giám đốc và nhân viên đều nỗ lực tiếp thị, bán hàng hay giao hàng để tăng thêm thu nhập. Sau khi thử sức với nhiều mặt hàng, CEO Du lịch quốc tế Tràng An đã lựa chọn một sản phẩm tốt làm chủ lực, đó là gạo ST25 lúa nước tôm quy trình hữu cơ.

Ông Cường cho hay, dịch COVID-19 bùng phát khiến nguồn cầu truyền thống tạm dừng. Trong khi đó, gạo lại là mặt hàng thiết yếu, ít bị ảnh hưởng nếu dịch bệnh kéo dài. Doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán online, ship đến tận nhà cho khách hàng. Nhờ đó, một số bộ phận nhân viên vẫn có việc làm và duy trì nguồn thu nhập.

Khi những ông chủ khởi nghiệp - Ảnh 1.

CEO AZA Travel chuyển hướng kinh doanh bia thủ công trong giai đoạn ngành du lịch bị đình trệ. (Ảnh: TTXVN).

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Công ty lữ hành AZA Travel, ông Nguyễn Tiến Đạt lại chọn hướng khởi nghiệp sản xuất kinh doanh dòng bia thủ công. Từ đầu năm 2020, khi COVID-19 bùng phát lần đầu tiên, vị doanh nhân này đã chuyển một phần nhân sự sang sản xuất và kinh doanh bia tươi organic cao cấp Euro Beer do ông làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành.

CEO AZA Travel nói: “Bia thủ công là xu hướng phát triển đồ uống trên thế giới nên chúng tôi lựa chọn để sản xuất và kinh doanh từ mùa dịch bệnh xảy ra năm ngoái. Trước đây, chúng tôi phân phối qua nhà hàng nhưng hiện nhà hàng cũng ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên chúng tôi đã phát triển kênh bán hàng online, ship đến tận tay khách hàng. 

Sản phẩm bia này không chỉ tận dụng các kênh riêng có sẵn mà còn xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử khác. Khi dịch được kiểm soát, Euro Beer sẽ phân phối cho các nhà hàng, khách sạn”.

Bên cạnh đó, CEO của AZA Travel còn tay ngang sang mảng sản xuất sản phẩm mặt nạ phòng chống dịch COVID-19. Ông Đạt cho hay, ngoài mảng bia thủ công, công ty cũng đã chuyển đổi sang sản xuất mặt nạ phòng dịch nhờ đó công ty vẫn tận dụng được một phần nguồn nhân sự. 

Tuy sản xuất và kinh doanh Euro Beer online không đem lại doanh thu "khủng", nhưng vẫn tốt vì có thể tạo việc làm cho nhân viên và công ty sống sót qua đợt dịch.

Khi dịch bệnh xảy ra với tương lai khó đoán định, người lãnh đạo doanh nghiệp phải có tính thích ứng cao để vượt qua khó khăn hiện tại, duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Những công ty du lịch không thể tự chuyển đổi trong thời gian qua thì đều phải đóng cửa khi dịch ập đến. 

Trái lại, với các công ty du lịch thích ứng được sẽ có thêm được 1 ngành kinh doanh mới, đem lại doanh thu lợi nhuận “lấy ngắn nuôi dài” giữ được mảng kinh doanh du lịch đã có từ nhiều năm.

Mục tiêu hồi phục và phát triển song song

Khi những khó khăn chồng chất, nhiều CEO đã tự tìm con đường khác trở thành cứu cánh cho doanh nghiệp tránh khỏi bờ vực phá sản. Và khi dịch bệnh dần được kiểm soát, họ lại quay về làm du lịch và song song với nghề tay trái này.

Khi những ông chủ khởi nghiệp - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, CEO Công ty lữ hành AZA Travel. Ảnh theo bnews.vn

Dù chuyển sang ngành nghề mới nhưng ông Nguyễn Tiến Đạt vẫn ấp ủ quay lại với nghề du lịch khi dịch bệnh được khống chế. Hiện nay, Công ty AZA Travel vẫn duy trì bộ phận rà soát lại sản phẩm du lịch để theo kịp với xu hướng mới như du lịch homestay, thuê nguyên villa nghỉ dưỡng; dịch vụ cho chuyên gia, người Việt hồi hương và thực hiện quá trình chuyển đổi số từ maketing online, quản lý, quan hệ khách hàng.

“Quá trình chuyển đổi số là tất yếu bởi nhu cầu và xu hướng du lịch của khách hàng đang thay đổi rất nhiều kể từ dịch bệnh xuất hiện. Đơn cử như trước đây khách hàng hay đến công ty du lịch thì giờ họ mua tour ở nhà. 

Khách hàng có thể giao tiếp và mua sắm online, trực tiếp từ phía cung cấp dịch vụ mà không cần qua các trung gian hay đại lý du lịch nữa. Do đó, trong thời gian này, bên cạnh việc cơ cấu lại sản phẩm, chúng tôi cũng tập trung chuyển đổi số”, ông Đạt cho biết.

Dịch bệnh phức tạp góp phần khiến xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với giai đoạn trước nên lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Từ đó giảm bớt nhân sự trong các khâu, tăng tính hiệu quả, tiếp cận tốt hơn với khách hàng, chi phí rẻ hơn so với cách làm truyền thống.

Theo Giám đốc công ty Du lịch quốc tế Tràng An, việc ứng phó với đại dịch COVID-19 đã giúp công ty nhận ra bài học giảm thiểu rủi ro khi chỉ phụ thuộc vào ngành du lịch. Sản phẩm gạo của công ty sẽ tiếp tục phát triển tiếp kể cả du lịch phục hồi. 

Đây cũng là một phương thức để quảng bá truyền thông cho nông sản Việt ra thế giới. Sau này các tour tuyến nối lại, công ty sẽ mở rộng các mặt hàng thực phẩm chức năng với nguồn hàng từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Đây vốn là những hàng hóa người Việt có nhu cầu mua sắm rất cao từ trước tới nay.

Không chỉ có sản xuất khẩu trang, kinh doanh nông sản, thực phẩm… nhiều ông chủ công ty du lịch còn xoay chuyển sang rất nhiều ngành nghề khác như đồ uống, quà tặng, xây dựng, đặc sản vùng miền… 

Điều này cho thấy sự nhạy bén của những người làm du lịch, vừa góp phần bổ sung sản phẩm cho xã hội vừa tích lũy nguồn lực, chuẩn bị tốt cho thị trường du lịch khi hồi phục.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/

In
189 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnail

Dự án “Chế Tạo Các Mô Hình Thực Hành Kỹ Năng Y Khoa” đến từ Trường Đại học Duy Tân gây ấn tượng tại Cuộc thi Khởi nghiệp - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sàn Thương mại điện tử FiveSS

post-thumbnail

Dự Án "Thiết Bị Tường Lửa - Firewall" Top 10 Cuộc Thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (GreenPrin 3D)

post-thumbnail

Wetex: Giải pháp hiện đại cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam

123457910Cuối cùng

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

Shopee vừa ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Gojek, Grab