CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

NÂNG CAO NĂNG LỰC THU HÚT ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO STARTUP

25/10/2022 Anonym

Thời gian qua, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm đã nhanh nhạy thay đổi chiến lược để bắt kịp với xu thế mới. Theo Báo cáo “Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam” về bức tranh toàn cảnh của đầu tư cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam trong năm 2021, cho thấy đầu tư cho startup tăng lên đáng kể.

Tăng trưởng đầu tư cho các startup

Đại dịch COVID-19 kéo dài với diễn biến phức tạp đã và đang làm thay đổi sâu sắc cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, COVID-19 lại trở thành một chất xúc tác thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Năm 2021 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì dịch COVID-19 nhưng cũng là năm kỷ lục của đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam với tổng số tiền đầu tư đạt 1,44 tỷ USD, tăng gấp 1,5 lần so với con số 874 triệu USD kỷ lục trước đó vào năm 2019. Theo báo cáo “Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam”, năm 2021 Việt Nam đã mạnh mẽ vươn lên vị trí thứ ba, xếp sau Indonesia và Singapore, về các quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư mạo hiểm nhất Đông Nam Á với 165 thương vụ và tổng giá trị vốn đầu tư tăng 219,7%  so với năm 2020. Điều này đã dần khẳng định vị thế “ngôi sao đang lên” trong lĩnh vực khởi nghiệp của Việt Nam tại Đông Nam Á.

Nhiều ngành đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thanh toán và thương mại điện tử vẫn là hai ngành đứng đầu trong việc thu hút vốn đầu tư, ngành trò chơi trực tuyến (Gaming) đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các ngành được đầu tư nhiều nhất. Ngoài ra, đại dịch COVID-19 tạo nên sự bùng nổ về lượng giao dịch ở một số ngành mới, từ đó dẫn đến mức tăng trưởng vượt bậc về số tiền đầu tư trong những lĩnh vực này. Ba ngành nổi bật nhất bao gồm Y tế, Giáo dục, và Chuyển đổi số trong doanh nghiệp với mức tăng trưởng trong năm 2021 lần lượt là 1.016%, 526%, và 205%.

Thị trường khởi nghiệp Việt Nam cũng là điểm đến ưa thích của 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động, trong đó, có gần 40 quỹ đầu tư trong nước. Các tên tuổi lớn và quỹ đang hoạt động trên thị trường bao gồm VSV Capital - Nextrans, Vietnam Silicon Valley, Mekong Capital, 500 Startup Vietnam, Vietnam Investment Group, IDG Ventures Vietnam, Do Ventures và Genesia Ventures.

Top 5 thương vụ đầu tư đáng chú ý năm 2021

Trong năm 2022, thị trường tiếp tục ghi nhận nhiều thương vụ rót vốn từ các quỹ đầu tư vào các start-up. Nổi bật như thương vụ đầu tư Binance đã rót 150 triệu USD vào Sky Mavis; Quỹ đầu tư tư nhân châu Á Quadria Capital thông báo rót 90 triệu USD vào thương hiệu mẹ và bé Con Cưng; SeaTown Private Capital Master Fund đầu tư 50 triệu USD vào OnPoint, công ty cung cấp các giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Cùng trong lĩnh vực thương mại điện tử, công ty thương mại điện tử xuyên biên giới OpenCommerce Group huy động 7 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A. Finhay huy động 25 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B được dẫn dắt bởi Openspace Ventures. Start-up Entobel thông báo hoàn thành đợt gọi vốn 30 triệu USD từ quỹ Mekong Enterprise Fund IV và Dragon Capital. Jio Health - start-up trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoàn tất vòng gọi vốn series B trị giá 20 triệu USD do quỹ đầu tư Heritas Capital dẫn đầu. POC Pharma- nền tảng SaaS trong lĩnh vực dược phẩm gọi được 10,3 triệu USD trong vòng Series A do quỹ Alven dẫn đầu…

Nâng cao năng lực thu hút vốn của startup

Có thể nói sự đầu tư mạnh mẽ vào các startup là kết quả của sự đầu tư, xây dựng và ổn định chính sách của chính phủ. Trong những năm gần đây, chính phủ đã ban hành nhiều chương trình quốc gia hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước. Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1158/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030. Ngày 11 tháng 5 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số  569/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Trong đó, khẳng định phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, địa phương và doanh nghiệp; là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số quốc gia; góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Để hỗ trợ tài chính cho các dự án startup, thành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 328/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND thành phố quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025. Đồng thời, thành phố Đà Nẵng hiện có 4 Quỹ đầu tư khởi nghiệp cũng như cộng đồng doanh nghiệp luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để giúp các startup có thể tiếp cận, kêu gọi thành công các nguồn vốn đầu tư thì cần có nhiều hơn nữa các hoạt động hỗ trợ startup phát triển sản phẩm, kết nối đầu tư, giới thiệu sản phẩm, tham gia cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, … Các hoạt động ươm tạo, tổ chức khoá huấn luyện chuyên sâu các kỹ năng trình bày, gọi vốn, làm việc nhóm, hay tư vấn tối ưu hoá mô hình hoạt động, kinh doanh, … sẽ giúp các startup nâng cao năng lực tư duy và hành động, dễ dàng thuyết phục nhà đầu tư hơn.

Trong năm 2021, thành phố đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng thuộc Sở KH&CN, xúc tiến thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc tập đoàn Vicoland. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có 01 Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; 02 Trung tâm thuộc Trường đại học; 06 vườn ươm; 02 không gian sáng tạo; 09 không gian làm việc chung; 10 Câu lạc bộ khởi nghiệp và trung tâm khởi nghiệp ở các trường Đại học, Cao đẳng, thông qua các chương trình ươm tạo và chương trình hỗ trợ của thành phố đã ươm tạo được 147 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thành lập khoảng 57 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó có doanh nghiệp đã thu hút được vốn đầu tư hàng trăm ngàn USD đến hàng triệu USD  tiêu biểu như Công ty TNHH MTV Datbike Việt Nam, Công ty CP Công nghệ Hekate, Công ty CP EM AND AI, Công ty CP Cashbag…

Giai đoạn 2020-2022, thành phố đã hỗ trợ trực tiếp cho 22 dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và vườn ươm với tổng kinh phí là 3,939 tỷ đồng (năm 2020 đã hỗ trợ 07 doanh nghiệp KNĐMST phát triển sản phẩm với kinh phí từ ngân sách sự nghiệp KH&CN là 1,108 tỷ đồng. Năm 2021, hỗ trợ 02 Vườn ươm triển khai chương trình ươm tạo và 08 doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển sản phẩm với kinh phí là 1,728 tỷ đồng. Năm 2022, đang hỗ trợ 02 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 02 vườn ươm doanh nghiệp, 01 cơ sở giáo dục thuộc Đại học Đà Nẵng với kinh phí là 1,103 tỷ đồng). Các nhiệm vụ hỗ trợ tập trung vào hoàn thiện công nghệ, sản xuất thử sản phẩm, phát triển sản phẩm, hoàn thiện mô hình kinh doanh. Đồng thời thông qua việc hỗ trợ chương trình ươm tạo của các Vườn ươm đã hỗ trợ phát triển 29 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Năm

Tổng số
(triệu đồng)

Sự nghiệp KHCN
(triệu đồng)

Khác
 (triệu đồng)

2017

3,934

1,586

2,348

2018

3,391

2,694

697

2019

6,460

3,030

3,430

2020

7,290

5,600

1,690

2021

6,233

3,350

2,883

2022

4,560

4,560

 

Tổng

31,868

20,820

11,048

 

Kinh phí cho hoạt động khởi nghiệp qua các năm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Với sự vào cuộc của chính quyền, đơn vị quản lý là Sở Khoa học và Công nghệ, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các quỹ đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp, hy vọng thành phố Đà Nẵng sẽ sớm có nhiều startup trưởng thành hơn, gọi vốn đầu tư lớn hơn, đi vào tính thị trường tốt hơn, phát triển bền vững.

Huỳnh Sang

In
163 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnail

Dự án “Chế Tạo Các Mô Hình Thực Hành Kỹ Năng Y Khoa” đến từ Trường Đại học Duy Tân gây ấn tượng tại Cuộc thi Khởi nghiệp - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sàn Thương mại điện tử FiveSS

post-thumbnail

Dự Án "Thiết Bị Tường Lửa - Firewall" Top 10 Cuộc Thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (GreenPrin 3D)

post-thumbnail

Wetex: Giải pháp hiện đại cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam

12345678910Cuối cùng

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

Shopee vừa ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Gojek, Grab