CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THÚC ĐẨY VƯỜN ƯƠM KHỞI NGHIỆP TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

14/09/2023 Cong Man

Vườn ươm doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Cơ sở ươm tạo) là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi sự và mới được thành lập phát triển và hội nhập vào thị trường trong nước cũng như quốc tế thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, tư vấn và trang thiết bị để các doanh nghiệp phát triển. Vườn ươm về cơ bản đã tạo ra ba loại giá trị gia tăng: hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn mới bắt đầu thành lập, trong quá trình trưởng thành và lớn mạnh trong thị trường; đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương và vùng; bản thân vườn ươm cũng là một loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh.

     Mô hình vườn ươm đóng vai trò rất quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hiện nay, ở nước ta có những vườn ươm do nhà nước quản lý và cũng có những vườn ươm do các cá nhân, doanh nghiệp lập nên, tạo được những hiệu quả ban đầu trong việc tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các sản phẩm cũng như những mô hình kinh doanh mới dựa trên các ngành, lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh.

Việc thành lập vườn ươm trong trường đại học thể hiện nhiều ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của bản thân trường đại học, cao đẳng, đối với sinh viên và cả cộng đồng - xã hội.

     Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vườn ươm trong trường đại học là nơi xây dựng nền tảng và cũng là bệ phóng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Trung tâm) đã thực hiện hỗ trợ các trường Đại học trên địa bàn thành phố thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm kết nối hoạt động giữa nhà trường và doanh nghiệp, hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên của nhà trường để họ có quá trình tích lũy tri thức và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, hướng tới những điều kiện thuận lợi nhất cho khởi nghiệp trong mối quan hệ hài hòa giữa sinh viên với nhà trường - gia đình và doanh nghiệp. Các trường đại học nên tập trung nhiều hơn nữa vào lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bởi nguồn nhân lực từ các trường đại học rất lớn, để làm tốt vai trò đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các trường cần xây dựng một kế hoạch “dài hơi”, trong đó cần tham khảo các chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của thành phố. Song song đó, các trường cũng nên đầu tư vào xây dựng các cơ sở ươm tạo, tạo không gian sáng tạo, ươm tạo cho các bạn sinh viên có cơ hội phát triển dự án khởi nghiệp; đưa những mô hình, dự án khởi nghiệp tới các vườn ươm và tăng cường kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp giữa các trường đại học với nhau.

          Trong năm 2022, Trung tâm đã thực hiện khảo sát nhu cầu thành lập cơ sở ươm tạo tại các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm... có hai đơn vị tiên phong đăng ký và đủ điều kiện tham gia chương trình hỗ trợ thành lập cơ sở ươm tạo trong năm 2022, đó là Trường Đại học Đông Á và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng.

Trường Cao đẳng Kinh tế  - Kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất và số lượng nhân sự có thể tham gia triển khai hoạt động ươm tạo tại đơn vị. Đồng thời, trường có nhu cầu hỗ trợ về đào tạo nhân lực quản lý vận hành cơ sở ươm tạo, không cần được nhà nước hỗ trợ về quy chế, quy trình quản lý vận hành cơ sở ươm tạo, chương trình ươm tạo và các hỗ trợ liên quan khác, cần được nhà nước hỗ trợ về kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ ươm tạo, có nhu cầu được nhà nước hỗ trợ về kết nối chuyên gia, đối tác, quỹ đầu tư trong và ngoài nước để hỗ trợ hoạt động ươm tạo; có nhu cầu liên hết, hợp tác, xã hội hóa với các đối tác tư nhân cùng liên doanh, đầu tư, quản lý và vận hành ươm tạo. Nhà trường đã ban hành quy chế thành lập vườn ươm và sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại đơn vị sau khi hoàn tất việc thực hiện tái cấu trúc nhà trường trong thời gian tới.

Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST làm việc với Lãnh đạo trường CĐ Kinh tế - Kế hoạch

về việc thành lập cơ sở ươm tạo tại nhà trường

Đối với trường Đại học Đông Á, đã ra mắt Khu Coworking Space với diện tích 1.200 m2 gồm 400m2 khu vực làm việc chung, 3 phòng kết nối kêu gọi đầu tư và các không gian làm việc khác cho các startup là sinh viên nhà trường cũng như các đối tượng bên ngoài. Ngoài ra, các phòng thực hành tại tầng 10 (100m2), tầng 6 (200m2) là những không gian chung cho các hoạt động giao lưu, hội họp và nghiên cứu của SV. Nhà trường có có khu thực hành tại 149 Đỗ Thúc Tịnh (500m2), Khu thực hành nông nghiệp, Phòng thí nghiệm tại các doanh nghiệp hợp tác….

Chiến lược trường Đại học Đông Á năm 2018-2025, tầm nhìn 2035 nêu rõ định hướng đào tạo của nhà trường là theo hướng ứng dụng, đưa hoạt động đào tạo khởi nghiệp vào giảng dạy và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong kế hoạch phát triển của nhà trường. Nhà trường đã lập Quỹ hỗ trợ Giảng viên, sinh viên nghiên cứu, sáng tạo khởi nghiệp. Hằng năm, tổ chức các cuộc thi sinh viên với ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp để tìm kiếm những ý tưởng khởi nghiệp, bồi dưỡng hỗ trợ để hoàn thiện ý tưởng. Tham gia tích cực các hoạt động khởi nghiệp của địa phương, của Đoàn trung ương, các trường đại học tại Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bộ giáo dục và đào tạo và nước ngoài.

Thành lập không gian khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trường Đại học Đông Á

Nhà trường đưa chương trình đào tạo khởi nghiệp 8 tín chỉ vào trong chương trình đào tạo của nhà trường gồm các môn học: Design thinking 1TC, thiết kế kênh bán hàng và truyền thông trên môi trường số 3TC. Nhằm hỗ trợ thúc đẩy công tác khởi nghiệp trong SV, nhà trường đã cử cán bộ tham gia tập huấn, hội nghị, hội thảo về khởi nghiệp sáng tạo…Nhà trường đã lồng ghép nội dung định hướng nghề nghiệp trong chương trình sinh hoạt đầu khóa, mời doanh nghiệp, nhà tuyển dụng trao đổi về mục tiêu, định hướng, yêu cầu về nghề nghiệp, và khởi nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn đầu nhập học và trong suốt quá trình sinh viên học tập tại trường. Đồng thời, tổ chức những hội nghị, hội thảo và tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho sinh viên; tổ chức cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học sáng tạo khởi nghiệp” hằng năm. Trên cơ sở đó, Trường chọn những ý tưởng hay, có tính thực tiễn để tham gia Triển lãm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng; tham gia các cuộc thi khởi nghiệp bên ngoài…Đẩy mạnh hoạt động các Câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp trong sinh viên gồm: CLB Khởi nghiệp và nghiên cứu khoa học Khoa CN thực phẩm - Sinh học; CLB Khởi nghiệp và nghiên cứu khoa học Khoa Quản trị kinh doanh; CLB SSC của Khoa Quản trị kinh doanh; CLB Tự động hóa Khoa CNKT Điện - Điện Tử; CLB Khởi nghiệp và nghiên cứu khoa học Khoa CNTT; CLB Khởi nghiệp và nghiên cứu khoa học Khoa CNKT Ô tô.

          Số lượng các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp của sinh viên năm 2022: 35 đề tài.Trong đó, có 28 đề tài, dự án đạt giải cuộc thi cấp trường. Một số đề tài, dự án tham gia cuộc thi khởi nghiệp, khởi nghiệp Dynamic...Có 01 đề tài "Ảnh hưởng của hiệu ứng FOMO đến ý định mua sắm trực tuyến của thế hệ GenZ tại Đà Nẵng" của khoa Quản trị đạt giải quyến khích cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học thành phố Đà Nẵng năm 2022". Dự án Phần mềm mã nguồn mở "Point of Sale" là phần mềm ứng dụng bán hàng & quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Đã áp dụng hầu hết các ngành hàng, dịch vụ quản lý tài chính - cân đối kế toán, quản lý nhân sự - Nhà cung cấp/ khách hàng, đã khởi nghiệp, ứng dụng cho vận hành quán cà phê nhỏ.

          Số lượng các đề tài, dự án của nhà trường đã chuyển giao được cho cộng đồng: 3 đề tài: Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng ngắn cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đắk Lắk được cấp 750.000.000đ; Nghiên cứu chiết xuất, phân lập curcumin, dầu từ bã của quá trình sản xuất tinh bột Nghệ từ một số giống Nghệ vàng tại tỉnh Quảng Nam được cấp 2.913.000.000đ; Phân tích hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết từ chè dây và lá vối ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm trùng da được cấp 96.000.000đ.

          Trong năm 2023, Trường Đại học Đông Á đã tổ chức thành công: Cuộc thi “Sinh viên Đông Á với ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp 2023” từ tháng 02 đến tháng 06/2023 với sự tham gia của 167 thí sinh ở 42 dự án; Cuộc thi “Sinh viên Nghiên cứu khoa học” từ tháng 01 đến tháng 05/2023 với sự tham gia của 119 đề tài. Trên cơ sở đó, trường chọn những ý tưởng hay, có tính thực tiễn để tham gia Triển lãm tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2023; tham gia các cuộc thi khởi nghiệp bên ngoài như: SV-STARTUP 2023 (3 dự án đăng ký tham gia), CiC 2023 (4 dự án đăng ký tham gia),…Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức và phối hợp với các đơn vị tổ chức các sự kiện liên quan đến hoạt động khởi nghiệp như: Sharing “Trao đổi về công tác tổ chức hoạt động đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trong trường Đại học” với Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Cà Mau; Thành lập Hub Làng Học sinh - Sinh viên sáng tạo - Techfest (SIV) tại Trường Đại học Đông Á; Toạ đàm kết nối xây dựng hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Đông Á, Đà Nẵng; Phối hợp cùng SWISS EP tổ chức Workshop “Phương pháp vận hành mô hình vườn ươm doanh nghiệp trong Các trường Đại học”.

          Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên, hằng năm Nhà trường tổ chức hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học ở cấp khoa, sau đó lựa chọn các đề tài nổi bật dự thi cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường. Kinh phí cho cho Cuộc thi cấp trường trung bình 70.000.000 triệu đồng/năm.

          Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, nhà trường chú trọng hỗ trợ cho các đề tài, bài báo nghiên cứu, tổ chức hội nghị hội thảo khoa học… Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa, cấp trường của giảng viên sẽ được nhà trường cấp kinh phí thực hiện, hỗ trợ hướng dẫn thực hiện trong quá trình triển khai. Bài báo nghiên cứu khoa học của giảng viên được đăng trên các tạp chí quốc tế nằm trong ISI/Scopus được nhà trường khen thưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ. Bên cạnh đó, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, seminar chuyên đề cho cán bộ, giảng viên nhà trường.

          Trong năm 2023, nhà trường có 161 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp của sinh viên: với 119 đề tài nghiên cứu khoa học và 42 dự án khởi nghiệp, tăng gấp đôi so với năm trước. Trong đó, có 27 đề tài nghiên cứu khoa học và 14 dự án khởi nghiệp đạt giải trong cuộc thi cấp trường. Sau cuộc thi cấp trường, các đề tài, dự án đã hoàn thiện hơn và tiếp tục tham gia ở các cuộc thi khác của thành phố, khu vực và quốc gia: 10 đề tài nghiên cứu khoa học tham gia cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp thành phố Đà Nẵng 2023 và có 1 đề tài đạt giải khuyến khích; 06 đề tài tham dự giải thưởng khoa học Euréka 2023; 04 dự án tham gia cuộc thi Khởi nghiệp CiC 2023 của Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; 03 dự án tham gia cuộc thi SV-STARTUP 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Khi làn sóng khởi nghiệp đang lan nhanh trên từng ngóc ngách của các nước đang phát triển thì ý nghĩa của các vườn ươm doanh nghiệp ngày càng lại quan trọng. Có thể thấy điển hình như Singapore, Malaysia, Thái Lan…những quốc gia có nền kinh tế thuộc top đầu Đông Nam Á đều rất quan tâm và chú trọng xây dựng một môi trường thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tranh thủ nắm bắt cơ hội phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nước trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng quyết tâm hình thành mô hình vườn ươm doanh nghiệp, góp phần nhân rộng mạng lưới hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung. Tuy nhiên, để “lướt ván” trên sóng khởi nghiệp đồng nghĩa với việc các đơn vị trường phải đảm bảo các yếu tố về hạ tầng, cơ sở vật chất và nguồn lực con người (số lượng, chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm, năng động, sáng tạo).

Bà Lê Thị Thục - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng phát biểu tại

Hội thảo khoa học "Phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng"

Trong năm 2023, sau khi hoàn thành khảo sát 20 đơn vị trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng taọ Đà Nẵng đã làm việc và trao đổi với 10 đơn vị có nhu cầu xây dựng mô hình ươm tạo, tuy nhiên các đơn vị còn đang đối mặt với khó khăn, thách thức về các loại hình nguồn nhân lực, vật lực và tài lực.  Tuy vậy, các khó khăn, thách thức này mặt khác lại là động lực để các đơn vị tìm kiếm những phương án giải quyết.

          Trung tâm nhận thấy trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng là một lựa chọn lý tưởng để xây dựng mô hình cơ sở ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (đảm bảo về hạ tầng, cơ sở vật chất và nguồn lực con người) trong năm 2023.

          Sau quá trình khảo sát và quyết định lựa chọn Trường Đại học Bách khoa là đơn vị tiếp theo có đầy đủ điều kiện về nhân lực, vật lực để hỗ trợ “Xây dựng hồ sơ, các quy trình hoạt động, quy chế thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ”, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2023, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã tổ chức “Chương trình Đào tạo quản lý vận hành và phát triển cơ sở ươm tạo trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

Chương trình đào tạo được trình bày của giảng viên Lý Đình Quân - Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn với các nội dung tổng quan về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp phục vụ cho hoạt động ươm tạo; Mô hình ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp;  Kinh nghiệm tổ chức ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp; Thảo luận chia sẻ, tham vấn cho các vườn ươm, trung tâm triển khai hoạt động ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp. Và giảng viên Trần Trí Dũng - Quản lý chương trình, Swiss EP với các nội dung về thảo luận và thực hành xây dựng mô hình cho các vườn ươm, trung tâm khởi nghiệp; Kinh nghiệm hỗ trợ, kết nối của Swiss EP với một số chương trình hỗ trợ ươm tạo khác.

Ông Lý Đình Quân - Tổng Giám đốc Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn chia sẻ tại Chương trình đào tạo

 Thông qua Chương trình đào tạo quản lý vận hành và phát triển cơ sở ươm tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Trung tâm mong muốn giúp được các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nắm bắt cách thức vận hành quản lý và phát triển cơ sở ươm tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Đồng thời, bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho các cơ sở ươm tạo khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nâng cao kiến thức và thúc đẩy sự phát triển các cơ sơ ươm tạo trong thời gian đến.

          Có thể nói, nếu chỉ xem xét các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp thì dù của trường đại học hay tư nhân thì đều có quy trình, cách thức hoạt động tương đối giống nhau nhưng điểm khác biệt lớn nhất là về tôn chỉ, mục tiêu hoạt động. Theo đó, các vườn ươm ở trường đại học hoạt động theo tầm nhìn, sứ mạng, định hướng chiến lược trong thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường; còn vườm ươm tư nhân về bản chất là doanh nghiệp tư nhân nên hoạt động chủ yếu theo định hướng lợi nhuận. Nói một cách khác, vườn ươm trường đại học chủ yếu là nơi ươm mầm các tài năng khởi nghiệp với các dự án khởi nghiệp tiềm năng, trong khi vườm ươm tư nhân tập trung thúc đẩy đưa nhanh các dự án khởi nghiệp này ra thị trường. Tất cả đều hướng đến việc cùng kết nối hợp tác để phát triển và là các địa chỉ hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Tất cả đều hướng đến việc cùng kết nối hợp tác để phát triển và là các địa chỉ hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

          Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh việc thực hiện hỗ trợ các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm kết nối hoạt động giữa nhà trường và doanh nghiệp, hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên của nhà trường để họ có quá trình tích lũy tri thức và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, hướng tới những điều kiện thuận lợi nhất cho khởi nghiệp trong mối quan hệ hài hòa giữa sinh viên với nhà trường - gia đình và doanh nghiệp. Đặc biệt là tinh thần đổi mới sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích các ý tưởng mới cần được thể hiện thống nhất, góp phần làm phong phú và nhân rộng mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

          Một số định hướng phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

       1. Nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, cán bộ phụ trách hoạt động khởi nghiệp thông qua các khoá đào tạo thường xuyên. Lập tổ tư vấn để hỗ trợ sinh viên.

       2. Thành lập các Câu lạc bộ Khởi nghiệp cho các khoa, xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn khởi nghiệp từ doanh nghiệp cho từng khoa.

       3. Xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp của nhà trường.

       4. Đầu tư, phát triển các phòng thí nghiệm, hình thành vườn ươm doanh nghiệp; khu trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp của sinh viên.

       5. Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh về nghiên cứu khoa học ứng dụng để phục vụ khởi nghiệp. Thành lập các viện nghiên cứu, tổ nghiên cứu phục vụ khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp, công nghệ AI, Blockchain.

       6. Liên kết với doanh nghiệp, với các địa phương, kêu gọi đầu tư cho ý tưởng khởi nghiệp, ươm tạo.

 

In
28 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnail

Dự án “Chế Tạo Các Mô Hình Thực Hành Kỹ Năng Y Khoa” đến từ Trường Đại học Duy Tân gây ấn tượng tại Cuộc thi Khởi nghiệp - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sàn Thương mại điện tử FiveSS

post-thumbnail

Dự Án "Thiết Bị Tường Lửa - Firewall" Top 10 Cuộc Thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (GreenPrin 3D)

post-thumbnail

Wetex: Giải pháp hiện đại cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam

12345679Cuối cùng

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

Shopee vừa ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Gojek, Grab