CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

TIỀM NĂNG HỢP TÁC KHOA HỌC GIỮA ĐÀ NẴNG VÀ CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TẠI ÚC

04/10/2024 THI QUYNH LE NGUYEN

 

Ngày 3/10, đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã làm việc tại Đại học New South Wales (UNSW); Trung tâm Đào tạo về Công nghệ an toàn và Vật liệu chống cháy của Hội đồng Nghiên cứu Australia (ARC); Trung tâm Khoa học Carbon và Đổi mới sáng tạo của Hội đồng Nghiên cứu Australia (ARC).

Đại học New South Wales (UNSW) được thành lập năm 1949, hiện xếp hạng 19 trên thế giới và là một trong những trường đại học hàng đầu tại Úc. Đây là trường đại học nổi tiếng về lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM), đặc biệt với thế mạnh trong nghiên cứu về vật liệu, công nghệ và an toàn. Trường hiện đang dẫn đầu trong các lĩnh vực như kỹ thuật, công nghệ thông tin, và an ninh mạng, cũng như tham gia nhiều dự án nghiên cứu quốc tế với hơn 200 đối tác toàn cầu.

Toàn cảnh buổi làm việc

Trong chuyến thăm UNSW, Đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã tham quan cơ sở hạ tầng và các dự án nghiên cứu quốc tế nổi bật tại UNSW. Cả hai bên đã thảo luận về khả năng hợp tác trong nghiên cứu và phát triển công nghệ giữa Đà Nẵng và UNSW, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, từ việc xây dựng các chương trình nghiên cứu ứng dụng đến phát triển các sản phẩm công nghệ cao. Đặc biệt, UNSW đã trình bày về mô hình đổi mới sáng tạo trong trường đại học, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối giữa các ngành học, doanh nghiệp và chính quyền trong việc hình thành một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mạnh mẽ. Đoàn công tác cũng quan tâm đến cách UNSW vận hành các trung tâm ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp nhằm giúp sinh viên và nghiên cứu sinh có thể phát triển ý tưởng thành sản phẩm thương mại thông qua các chương trình huấn luyện, tư vấn và kết nối với nhà đầu tư.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn công tác cũng đã có buổi làm việc tại Trung tâm Đào tạo về Công nghệ An toàn và Vật liệu Chống cháy của ARC. Được thành lập năm 2019, trung tâm này đã và đang đóng góp quan trọng trong việc phát triển các vật liệu chống cháy tiên tiến và bền vững, phục vụ cho các tiêu chuẩn an toàn cháy nổ quốc gia và quốc tế. Tại buổi làm việc, Giáo sư Guan Heng Yeoh - Giám đốc Trung tâm đã giới thiệu về những công nghệ phòng cháy chữa cháy mới, bao gồm các mô hình chữa cháy cho môi trường đô thị và vật liệu xanh, thân thiện với môi trường.

Trung tâm Đào tạo về Công nghệ An toàn và Vật liệu Chống cháy của ARC

Các thành viên đoàn công tác cũng đặc biệt bày tỏ sự quan tâm đến các nghiên cứu về công nghệ nano và vật liệu sinh học chống cháy, cũng như mô hình dập lửa sáng tạo. Đồng thời, hai bên cũng trao đổi thêm về các cơ hội hợp tác trong tương lai. Đây là lĩnh vực rất phù hợp với định hướng của Đà Nẵng trong việc phát triển đô thị thông minh và bền vững, với sự chú trọng vào an toàn cháy nổ và quản lý môi trường.

Trong chuyến thăm đến Trung tâm Khoa học Carbon và Đổi mới sáng tạo (COE-CSI) của ARC, Giáo sư Liming Dai - Giám đốc Trung tâm đã giới thiệu các nghiên cứu hiện tại liên quan đến carbon và nhấn mạnh vai trò của công nghệ carbon trong việc giải quyết các thách thức năng lượng và môi trường.

Trung tâm Khoa học Carbon và Đổi mới sáng tạo

COE-CSI là được thành lập với sứ mệnh cách mạng hóa khoa học carbon để hướng đến các giải pháp năng lượng tái tạo và sản xuất hóa chất sạch. COE-CSI đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các chất xúc tác carbon tiên tiến, góp phần giảm thiểu phát thải carbon và hướng tới mục tiêu toàn cầu về phát thải bằng không.

Tại đây, hai bên đã thảo luận về tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến năng lượng sạch và sản xuất hóa chất xanh, góp phần vào mục tiêu phát thải bằng không của Đà Nẵng trong tương lai.

Trong suốt chuyến thăm, đoàn đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với các chuyên gia hàng đầu từ UNSW và ARC. Bà Lê Thị Thục – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng, Trưởng đoàn công tác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các tổ chức giáo dục và các cơ sở nghiên cứu quốc tế, nhằm phát triển các giải pháp sáng tạo phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đoàn công tác và đại diện Đại học New South Wales chụp ảnh lưu niệm

Chiều ngày 3/10, đoàn công tác đã đến làm việc với Đại học Sydney, một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu tại Úc. Tại đây, đoàn đã tham gia các buổi làm việc và thảo luận với các giáo sư và chuyên gia trong lĩnh vực chíp, bán dẫn và điện tử viễn thông. Các giáo sư đã trình bày về những nghiên cứu và phát triển mới nhất trong ngành chíp và bán dẫn, đồng thời chia sẻ những thách thức cũng như cơ hội mà ngành công nghiệp này đang đối mặt. Đoàn cũng đã có cơ hội trao đổi về những xu hướng mới trong công nghệ điện tử viễn thông, từ việc tối ưu hóa hiệu suất đến các ứng dụng và thảo luận về khả năng hợp tác trong tương lai, bao gồm các dự án nghiên cứu chung, chương trình trao đổi sinh viên và hội thảo.

Đoàn công tác tại Đại học Sydney

Chuyến thăm và làm việc tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở nghiên cứu uy tín hàng đầu thế giới là bước tiến quan trọng trong việc mở rộng hợp tác quốc tế của Đà Nẵng, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố trong thời gian tới.

In
12 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

UCTalent - Nối kết Nhân tài Công nghệ Web3, Nâng tầm Dự án tại DAVAS 2024

post-thumbnail

Xây dựng nền tảng quản lý BĐS cho thuê: Startup Đà nẵng từng bước chinh phục thị trường quốc tế.

post-thumbnail

MetaDAP – Nền tảng tài sản số đầu tiên tại Việt Nam, ghi dấu ấn tại sự kiện DAVAS 2024

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnail

Dự án “Chế Tạo Các Mô Hình Thực Hành Kỹ Năng Y Khoa” đến từ Trường Đại học Duy Tân gây ấn tượng tại Cuộc thi Khởi nghiệp - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sàn Thương mại điện tử FiveSS

12345678910Cuối cùng

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

Đồng hành cùng Hội thảo quốc tế đầu tư mạo hiểm và thiên thần Đà Nẵng năm 2024

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022