CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

YẾU TỐ LÀM NÊN SỰ THÀNH CÔNG VỀ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI NHẬT BẢN VÀ CƠ HỘI HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

05/09/2023 Kieu Thu

Ngày 27/9/2023 tại Geneva (Thụy Sỹ), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2023 (GII) lần thứ 16. Theo đó, Nhật Bản đứng thứ 13 vị trí này không có sự thay đổi so với năm 2021 và năm 2022. GII 2023 cho thấy 5 cụm khoa học và công nghệ (KH&CN) lớn nhất thế giới hiện nằm ở Đông Á, trong đó Trung Quốc nổi lên là quốc gia có số lượng cụm lớn nhất, trong khi Tokyo-Yokohama dẫn đầu với tư cách là cụm KH&CN lớn nhất. Các cụm KH&CN hàng đầu thế giới năm 2023, còn được gọi là các trung tâm KH&CN, ở đó có mật độ các nhà phát minh, sáng chế và tác giả khoa học cao nhất. Các cụm đổi mới KH&CN hàng đầu trên thế giới năm 2023 là “Tokyo -Yokohama”, tiếp theo là “Thâm Quyến - Hồng Kông - Quảng Châu”, Seoul, Bắc Kinh và “Thượng Hải -Tô Châu”. Trung Quốc hiện có số lượng cụm KH&CN lớn nhất thế giới, vượt qua Hoa Kỳ.

                       Nguồn: GII 2021 -2023, WIPO

Vậy những yếu tố nào giúp cho quá trình đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo của Nhật Bản thành công, có thể nhận diện một số yếu tố chính như sau:

Thứ nhất là: Chính phủ Nhật Bản xem đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo là mục tiêu cao cả và mong muốn lan tỏa điều đó trong xã hội. Theo lãnh đạo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), để phát triển khởi nghiệp sáng tạo, một trong những yêu cầu đầu tiên là phải tạo sự thay đổi trong suy nghĩ của mỗi người về tầm quan trọng của đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo.

 Thứ hai là: Trong quá trình đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo phải có sự hỗ trợ hữu hiệu của Chính phủ. Trong những năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt tập trung vào lĩnh vực khoa học-công nghệ.

Thứ ba là: Vai trò của truyền thông rất quan trọng trong việc tạo ra cảm hứng đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, góp phần xua tan tâm lý sợ thất bại trong quá trình đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo. Tâm lý chung của nhiều người Nhật là không thích mạo hiểm, nhất là khi họ đã có một chỗ làm ổn định, đặc biệt là làm cho những công ty, tập đoàn nổi tiếng thế giới như: Honda, Toyota, Toshiba, Sony…

Thứ tư là: Tạo ra sự kết nối giữa Chính phủ – Doanh nghiệp – Trường đại học – Quỹ đầu tư mạo hiểm. Muốn có một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo thành công, không thể thiếu sự gắn kết giữa 4 “nhà” này.

Thứ năm là: Thu hút sự quan tâm, tham gia khởi nghiệp sáng tạo từ khu vực tư nhân. Trước đây chỉ có chính quyền tổ chức nhưng hiện nay tư nhân tham gia ngày càng nhiều vào quá trình khởi nghiệp sáng tạo.

Thứ sáu là: Xây dựng một trung tâm/thành phố khoa học và biến những kết quả nghiên cứu từ những nơi này trở thành dự án khởi nghiệp sáng tạo. Tại Nhật Bản, Thành phố khoa học Tsukuba là dự án quốc gia được thực hiện trên một khu vực trải rộng 6 km từ Đông sang Tây và 18 km từ Bắc xuống Nam ở phía Nam tỉnh Ibaraki.

Thứ bảy là: Mô hình khởi nghiệp tốt cần có các yếu tố như: Nhân sự (đào tạo, cung cấp kiến thức chuyên môn); Vốn (nhu cầu huy động vốn ngày càng lớn; tạo quỹ phòng ngừa rủi ro với sự tham gia của các ngân hàng); Hệ sinh thái (tạo ra lĩnh vực chuyên về khởi nghiệp, hướng tới mục tiêu cùng làm việc, cùng hưởng).

Thứ tám là: Tăng cường huy động các nguồn lực từ bên ngoài. Một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Nhật Bản là thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Ngoài ra Chính phủ Nhật Bản cũng tìm cách giảm bớt các điều kiện về thị thực và có nhiều ưu đãi hơn đối với người nước ngoài để khuyến khích họ khởi nghiệp sáng tạo tại Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản cũng xem xét thay đổi các quy định về định cư nhằm tạo thuận lợi cho những sinh viên nước ngoài tài năng ở lại làm việc hoặc khởi nghiệp sáng tạo, mở rộng kinh doanh tại đất nước này.

Về định hướng hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mới đây trong khuôn khổ Chương trình “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023” Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản: Đường tới thành công, do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, năm 2023 là năm đánh dấu một sự kiện đặc biệt Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, Nhật Bản và Việt Nam vẫn duy trì tư cách là đối tác chiến lược quan trọng và không ngừng củng cố mối quan hệ đối tác tốt đẹp này trên nhiều lĩnh vực. Nhật Bản đứng thứ 3 trong số các nền kinh tế, lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Theo kết quả "Khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài năm 2022" do JETRO thực hiện, Việt Nam là quốc gia được ưa thích thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Điều này cho thấy tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Việt Nam của doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó tạo ra một vòng tuần hoàn tích cực hơn nữa trong phát triển nền kinh tế của cả hai nước.

Phát biểu tại chương trình Bộ trưởng Nishimura Yasutoshi bày tỏ đồng tình với những quan điểm, đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và nhấn mạnh, Việt Nam và Nhật Bản đều có kết quả phát triển kinh tế ấn tượng trong 50 năm qua. Những chính sách đổi mới của Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động, đầu tư tại Việt Nam và hiện có hơn 2 nghìn doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa then chốt trong tương lai và các công ty startup chính là động lực cho tăng trưởng và đổi mới sáng tạo. Việt Nam cũng là quốc gia có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này. Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam để thực hiện đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và tại khu vực ASEAN. Chương trình là tiền đề để thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhanh hơn, ông Nishimura Yasutoshi nhấn mạnh.

Điều này đã làm khẳng định thêm về cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước nói chung và của Đà Nẵng nói riêng đối với các đối tác của Nhật Bản. Tại Đà Nẵng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào thành phố trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Đà Nẵng. Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại thành phố Đà Nẵng về số vốn đầu tư hơn 1,042 tỷ USD với 228 dự án. Các dự án đầu tư của Nhật Bản tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao, thông tin đầu tư, bất động sản, giáo dục... Tiêu biểu như dự án Khu nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Đà Nẵng của Tập đoàn Mikazuki với tổng đầu tư 3.900 tỷ đồng. Là thị trường trọng điểm có tiềm lực mạnh về tài chính và công nghệ, Đà Nẵng tập trung kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản trong các lĩnh vực: công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, R&D, công nghiệp hỗ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, y tế, giáo dục…Đặc biệt chính quyền thành phố Đà Nẵng rất quan tâm, ủng hộ các đối tác tại Nhật Bản đầu tư vào thành phố đây là một trong những yếu tố thăng chốt quyết định đến khả năng hợp tác, đầu tư của 02 bên.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GII 2021 -2023, WIPO, khoinghiep.org.vn, Báo Đà Nẵng

 

In
67 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnail

Dự án “Chế Tạo Các Mô Hình Thực Hành Kỹ Năng Y Khoa” đến từ Trường Đại học Duy Tân gây ấn tượng tại Cuộc thi Khởi nghiệp - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sàn Thương mại điện tử FiveSS

post-thumbnail

Dự Án "Thiết Bị Tường Lửa - Firewall" Top 10 Cuộc Thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (GreenPrin 3D)

post-thumbnail

Wetex: Giải pháp hiện đại cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam

135678910Cuối cùng

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

Shopee vừa ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Gojek, Grab