Phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
06/12/2023 Le To Dan
Sáng 30/11, Nhằm chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về khởi nghiệp, tạo cơ hội giao lưu và hợp tác giữa các trường đại học, cao đẳng. Tăng cường nhận thức về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Tham dự chương trình có bà Lê Thị Thục - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng; Ông Võ Đức Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng, Trưởng làng Metaverse TechFest quốc gia. Về phía trường đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng có PGS.TS Tào Quang Bảng – Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế. Cùng các diễn giả, các giảng viên, sinh viên trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của các trường đại học. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn thành phố. Các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Về phía trường đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng có PGS.TS Tào Quang Bảng – Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế.
Bà Lê Thị Thục - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng
Cùng các diễn giả, các giảng viên, sinh viên, trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của các trường đại học. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn thành phố.Các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thục - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng cho biết trong thời gian qua thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái KNĐMST với sự hình thành và phát triển không ngừng của các tổ chức hỗ trợ, các cơ sở ươm tạo, các tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng, các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tính đến nay, thành phố đã ban hành được hơn 20 văn bản cơ chế chính sách liên quan hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hình thành mạng lưới 09 vườn ươm, 04 quỹ đầu tư, 02 không gian sáng tạo, 10 không giam làm việc chung, 10 câu lạc bộ khởi nghiệp, 03 trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho 18 dự án, 05 lượt hỗ trợ cho các cơ sở ươm tạo với kinh phí 4,5 tỷ đồng để hoàn thiện công nghệ. Trong đó đã có một số doanh nghiệp khởi nghiệp đã đạt được những thành tựu và kết quả ấn tượng, thu hút được vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. Với các kết quả đạt được, năm 2020, năm 2022, năm 2023 thành phố Đà Nẵng đã 3 lần nhận được danh hiệu “Thành phố hấp dẫn khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo” do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam xét tặng, đây là giải thưởng có ý nghĩa quan trọng nhằm ghi nhận những đóng góp trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
PGS.TS Tào Quang Bảng – Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế
Chia sẽ tại Hội thảo, PGS.TS Tào Quang Bảng – Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế bày tỏ mong muốn qua buổi Hội thảo khoa học lần này, có thể tạo ra một diễn đàn để các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp cùng với đội ngũ giảng viên, sinh viên nhà trường và các tổ chức liên quan có thể trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần vào sự phát triển chung của cả hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố.
Ông Huỳnh Sang – Trưởng phòng Quản lý công nghệ - Sở Khoa học và công nghệ Đà Nẵng
Tại sự kiện, diễn giả Huỳnh Sang – Trưởng phòng Quản lý công nghệ - Sở Khoa học và công nghệ Đà Nẵng trình bày về Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố Đà Nẵng. Đây là những thông tin quan trọng nhằm giúp sinh viên nhà trường, doanh nghiệp khởi nghiệp nắm bắt được các thông tin về chính sách hỗ trợ của thành phố.
Ông Trần Trí Dũng, Quản lý chương trình Swiss EP
Ngoài ra, diễn giả Trần Trí Dũng, Quản lý chương trình Swiss EP đã có chia sẽ về Chương trình Swiss EP hỗ trợ các cơ sở ươm tạo và tăng tốc. Với quan điểm cộng đồng khởi nghiệp chính là trung tâm của bất kỳ hệ sinh thái khởi nghiệp nào, Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sĩ (Swiss EP) đã nỗ lực xây dựng các cộng đồng khởi nghiệp địa phương bằng cách làm việc với các nhà lãnh đạo và xây dựng hệ sinh thái từ năm 2015. Cụ thể, chương trình Khởi nghiệp Thụy Sĩ làm việc với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp được chọn như vườn ươm, chương trình tăng tốc, cố vấn và mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần. Thông qua mạng lưới các văn phòng, chi nhánh quốc tế và các nhà quản lý, Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sĩ đã hỗ trợ các tổ chức này tăng cường hiệu suất, cải thiện các chương trình và cung cấp các dịch vụ có giá trị cao cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, chia sẻ những lời khuyên chiến lược và thiết thực cũng như các kết nối quốc tế có giá trị.
TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh – Giảng viên Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Bách khoa
Đồng thời, tại buổi Hội thảo đã lắng nghe các diễn giả từ phía nhà trường, diễn giả TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh – Giảng viên Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đã trình bày về Đề án thành lập Trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Bách khoa và GVC.TS Trần Văn Hưng - Trưởng bộ môn, Trưởng nhóm nghiên cứu công nghệ dạy học số, Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng chia sẽ về Tiềm năng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Sư phạm. Cùng với việc đưa Khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo vào các trường Đại học, Cao đẳng. Các giảng viên sẽ là những người truyền cảm hứng, truyền lửa đam mê cho sinh viên xác định rõ mục đích của việc học tập, giúp các sinh viên có những sáng kiến đổi mới sáng tạo, tạo ra những mô hình kinh doanh mới, có những đề tài nghiên cứu ứng dụng có thể thương mại hoặc áp dụng vào thực tế, hình thành những doanh nghiệp khởi nghiệp tạo ra giá trị cho cộng đồng và cho toàn xã hội.
Đặc biệt tại chương trình đã diễn ra phần thảo luận, các diễn giả và đại biểu đã chia sẻ, thảo luận và kết nối để cùng nhau xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.