CỔNG THÔNG TIN

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TP. ĐÀ NẴNG

Hệ thống đang chạy thử nghiệm

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

28/11/2022 Quan tri

Hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các nền kinh tế phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Sin-ga-po, hay gần đây là Isarel, đều bắt đầu từ các hoạt động xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, nắm bắt các cơ hội sáng tạo để phát triển đất nước.

Việt Nam đang hướng đến mục tiêu nhanh chóng trở thành quốc gia mạnh về khởi nghiệp, đặc biệt từ năm 2015, trong đó chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp trong ngành giáo dục nói chung, nhất là hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường đại học nói riêng. Theo đó, các trường đại học hướng đến mục tiêu tăng cường khả năng hiện thực hóa dự án kinh doanh thông qua phát triển mạng lưới khởi nghiệp, đẩy mạnh liên kết đào tạo, tư vấn, đầu tư… góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân giàu kiến thức, kỹ năng và tinh thần dân tộc.

Đi theo xu hướng đó, Đà Nẵng – thành phố có 7 năm liền dẫn đầu chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin trên cả nước (bảng xếp hạng dành cho các địa phương) – đang nuôi khát vọng trở thành Thành phố khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ thông tin, công nghệ cao. Trong đó, việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp là một trong những hành động quan trọng cần thực hiện đầu tiên.

Trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở bất cứ nước nào, trường đại học, chính phủ, và giới doanh nghiệp là ba trụ cột tạo ra xã hội tri thức. Khi ba thành tố quan trọng này gắn kết tương liên với nhau, nó sẽ tạo điều kiện cho việc tạo ra tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cho xã hội. Nhân tố con người chiếm vị trí quan trọng trong việc xây dựng hệ sinh thái bền vững. Đây chính là yếu tố nền tảng cho việc phát triển phong trào khởi nghiệp. Từ đó cho thấy vai trò của đại học trong hệ sinh thái là nơi kết nối các nhà đầu tư, tổ chức các chương trình, khuấy động các phong trào khởi nghiệp, ươm tạo ý tưởng hướng đến hiện thực hóa sản phẩm.

Vào năm 2013, khi mà khởi nghiệp ở Việt Nam chưa hình thành và còn là một vấn đề rất mới mẻ, các đơn vị cấu thành - tiền thân của VKU đã hợp tác với các đại học lớn trên thế giới như Đại học Turku (Phần Lan), Đại học Léon (Tây Ban Nha), Viện Công nghệ Kỹ thuật Dublin (Ireland), Đại sứ quán Mỹ thực hiện các dự án về hỗ trợ khởi nghiệp như ICTentr, Erasmus, USAID Comet. Qua đó, lãnh đạo nhà trường đã có chuyến làm việc tại các Vườn ươm của các Trường đại học trên thế giới, hình thành và phát triển các hoạt động khởi nghiệp trong trường đại học, khơi nguồn cho các ý tưởng về phát triển khởi nghiệp thành phố, quốc gia nói chung, xây dựng vườn ươm trong trường đại học nói riêng.

Năm 2015: Các đơn vị cấu thành - tiền thân của VKU đã hợp tác với các sở ban ngành của TP. Đà Nẵng, Viện phát triển kinh tế xã hội (DISED) và các câu lạc bộ khởi nghiệp đề xuất thành công dự án “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại thành phố Đà Nẵng” trong Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (Inovation Partnership Program – IPP). Đây là dự án duy nhất ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên được lựa chọn để hỗ trợ thực hiện trong cả 2 giai đoạn.

Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo và khởi tạo doanh nghiệp, bao gồm các vườn ươm và hệ sinh thái hỗ trợ. Hệ thống này được xây dựng bởi sự hợp tác và cộng tác của ba đối tác liên minh chính gồm trường Đại học (VKU), Viện phát triển kinh tế xã hội TP. Đà Nẵng (DISED) và nhóm 9StartLab. Trong đó, trường đại học xây dựng vườn ươm chịu trách nhiệm khơi dậy, hỗ trợ ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp của sinh viên và giảng viên, đồng thời tạo nguồn đầu vào cho vườn ươm của Đà Nẵng với mục tiêu ngày càng có nhiều doanh nghiệp và sản phẩm mang tính toàn cầu.

Nhà trường đã xây dựng 01 vườn ươm khởi nghiệp và sáng tạo trong trường đại học. Tích hợp chương trình khởi nghiệp vào giảng dạy với hơn 150 khóa đào tạo đã được triển khai. Ngoài ra, một mạng lưới với gần 100 chuyên gia và doanh nghiệp trong nước và quốc tế luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp. Hơn thế nữa, với mục đích tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo trong học sinh – sinh viên, nhà trường đã tổ chức các Chương trình Ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo (PISI-CIT) hỗ trợ về giải pháp kỹ thuật và đào tạo kiến thức khởi nghiệp Chương trình đã có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua thất bại để thành công; đồng thời là động lực quan trọng để kết nối 3 nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà đầu tư trong các trường học. Đối với VKU, là trường đào tạo theo định hướng ứng dụng, sinh viên Nhà trường được học theo cách tiếp cận học theo dự án "project based learning" và học thực hành, thực tế "learning by doing", Chương trình PISI thật sự đã góp phần từng bước xây dựng văn hoá, tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo, phát huy tinh thần khai phóng trong triết lý giáo dục của Nhà trường: Nhân bản - Phụng sự - Khai phóng.

Bên cạnh đó, nhà trường đang triển khai thực hiện chương trình Khởi nghiệp và sáng tạo khoa học trẻ YES – ICT dành cho các đối tượng học sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nâng cao năng lực đội ngũ về khởi nghiệp người thông qua các khóa đào tạo chất lượng từ các dự án quốc tế mà nhà trường tham gia.  Từ những kết quả đáng khích lệ nêu trên, đến nay đã có hơn 3000 người được hưởng lợi từ các hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp tại nhà trường.

Các kết quả cụ thể của nhà trường bao gồm:

+ Triển khai hàng trăm chương trình, sự kiện, lớp bồi dưỡng, training về khởi nghiệp và sáng tạo, qua đó cung cấp thông tin, kiến thức, làm tăng thêm niềm cảm hứng và đam mê khởi nghiệp và sáng tạo cho hàng ngàn sinh viên và học sinh. Các tổ chức có chuyên gia đào tạo gồm: Đại học Turku (Phần Lan), Đại học Léon (Tây Ban Nha), Viện Công nghệ kỹ thuật Dublin (Ireland), PUM (Hà Lan), SECO EP (Thuỵ Sỹ), Swiss EP (Thuỵ Sỹ) & MBI, Skyperry, iAngel, Đại sứ quán Israel, Đại sứ quán Mỹ, Cardano Lab, Koblenz (Đức), DINHUB, IBM, Microsoft, Axon Active, Fablab… Các khóa đào tạo bao gồm các nội dung về quản trị kinh doanh, kỹ năng mềm và tiếng Anh, cụ thể như: Business Model Canvas, Idea Evaluation, Martket Research, Pitching skill, Business English…

+ Kết nối được các Quỹ đầu tư lớn như: Lotus Fund, Main Mekong Angel Investment Network, USAID Commet và hàng chục doanh nghiệp, trường đại học, chuyên gia, metor,...trong nước và quốc tế.

+ Hỗ trợ, ươm tạo hơn 200 nhóm sinh viên, học sinh với những sản phẩm khởi nghiệp và sáng tạo tiềm năng, đồng thời kết nối, giới thiệu những nhóm dự án tốt như: Gương thông minh, Cánh tay Robot,... cho các Nhà đầu tư.

Tính riêng năm 2022, Chương trình khởi động Ươm mầm ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp lần thứ III (PISI 2022) đã trải qua nhiều vòng thi:

Vòng sơ loại với 300 sinh viên và 70 cán bộ, giảng viên tham dự sự kiện.

Vòng bán kết với 200 sinh viên và 80 cán bộ, giảng viên, chuyên gia tham dự sự kiện.

Kết quả: lựa chọn ra 9/25 nhóm từ 107 ý tưởng sáng tạo từ sinh viên lọt vào chung kết. Và vòng chung kết PISI 2022 dự kiến tổ chức vào tháng 11/2022.

Tóm lại, các hoạt động trong trường đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững ở Thành phố Đà Nẵng nói riêng, và Việt nam nói chung.

In
332 Đánh giá bài viết:
Không có đánh giá

Vui lòng đăng nhập để đăng bình luận.

post-thumbnailCâu chuyện khởi nghiệp

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

Dự án “Forest Food” với sản phẩm Đường Tự nhiên Hữu cơ

post-thumbnail

Dự án Beekids - Nền tảng kết nối học tập và phát triển các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ

post-thumbnail

Dự án “VRMall và Hệ sinh thái VR360” - Giải pháp về gian hàng thực tế ảo

post-thumbnail

"Nem Lạc Sơn" - Hương vị truyền thông, ghi dấu ấn tại SURF 2023

post-thumbnail

Dự án “Chế Tạo Các Mô Hình Thực Hành Kỹ Năng Y Khoa” đến từ Trường Đại học Duy Tân gây ấn tượng tại Cuộc thi Khởi nghiệp - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sàn Thương mại điện tử FiveSS

post-thumbnail

Dự Án "Thiết Bị Tường Lửa - Firewall" Top 10 Cuộc Thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023

post-thumbnail

Dự án: Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (GreenPrin 3D)

post-thumbnail

Wetex: Giải pháp hiện đại cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam

1345678910Cuối cùng

post-thumbnailXem nhiều nhất

Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Bí quyết tăng gấp 3 thu nhập chỉ trong 1 tháng

Khởi nghiệp phát triển bền vững là gì?

Đăng ký tham gia "Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2022" và "Chương trình nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho phụ nữ - Phụ nữ kiến tạo tương lai"

Khởi nghiệp với ống hút từ rau, củ, quả

K-Startup Grand Challenge 2022 - “Cánh cổng vàng” cho các Startup Đà Nẵng

Nền tảng số Vietcetera thành công huy động vốn vòng Pre-Series A trị giá 2,7 triệu USD từ North Base Media

THÔNG BÁO về việc mời tham gia các hoạt động sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - SURF 2022

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các Startup điển hình”

Shopee vừa ra mắt gọi xe công nghệ để cạnh tranh cùng Gojek, Grab